Hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tái đàn lợn hiệu quả

Hộ chăn nuôi lợn Nguyễn Văn Hưởng, thị trấn An Lương, huyện Nam Sách, chuẩn bị nguồn con giống phục vụ tái đàn lợn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định của ngành Nông nghiệp. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Hộ chăn nuôi lợn Nguyễn Văn Hưởng, thị trấn An Lương, huyện Nam Sách, chuẩn bị nguồn con giống phục vụ tái đàn lợn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định của ngành Nông nghiệp. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Nhằm nhanh chóng khôi phục ngành chăn nuôi lợn sau thiệt hại nặng nề do dịch tả lợn châu Phi gây ra, tỉnh Đắk Lắk đã áp dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tổ chức tái đàn lợn và hạn chế tối đa dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại trong thời gian tới.

Hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tái đàn lợn hiệu quả ảnh 1Hộ chăn nuôi lợn Nguyễn Văn Hưởng, thị trấn An Lương, huyện Nam Sách, chuẩn bị nguồn con giống phục vụ tái đàn lợn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định của ngành Nông nghiệp. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Theo thống kê Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, tính đến tháng 5/2020, tỉnh đã tiêu hủy 45.886 con lợn với tổng khối lượng tiêu hủy là trên 2.546 tấn. Hiện, đã có 4/5 huyện, thành phố công bố hết dịch tả lợn châu Phi (thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Ea Súp, Cư M’gar, Krông Ana), đối với huyện Cư Kuin xuất hiện 1 ổ dịch vào đầu tháng 5/2020 đến nay đã qua 25 ngày không phát hiện ổ dịch mới.

Ông Thủy Lệ Vũ, Phó Chi Cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh bắt đầu tổ chức tái đàn lợn để khôi phục sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Các địa phương đã và đang tổ chức thẩm định điều kiện tái đàn cho các cơ sở chăn nuôi; tập trung chủ yếu ở các trang trại của doanh nghiệp chủ động về con giống, có điều kiện trang thiết bị, vật tư và kỹ thuật đáp ứng điều kiện an toàn sinh học nhằm giúp ngành chăn nuôi Đắk Lắk khôi phục đàn lợn sau dịch tả lợn châu phi.

Ông Lưu Văn Đức, buôn Cuôr, xã Ea Mdróh, huyện Cư Mgar cho biết, gia đình có chuồng trại chăn nuôi khoảng 600 con lợn, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa thể tái đàn do giá lợn giống cao. Hơn nữa, để tái đàn thời điểm này cần đầu tư chuồng trại đảm bảo an toàn sinh học nên cần rất nhiều vốn. Nếu không may dịch bệnh bùng phát trở lại sẽ chịu thiệt hại kép, do đó gia đình đã chuyển hướng chăn nuôi gà để đảm bảo an toàn.

Bà Nguyễn Thị Trinh, xã Cuôc Đăng, huyện CưMgar cho biết, gia đình có trang trại nuôi quy mô 1.000 con lợn, nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi sinh học, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên trang trại không bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi.

Theo bà Trinh, để tái đàn trong bối cảnh này thì cần đảm bảo con giống chất lượng, chuồng trại chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, công tác phòng chống dịch bệnh luôn được chú trọng. Đặc biệt, cần liên kết sản xuất với các công ty chăn nuôi để đảm bảo nguồn giống, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và có thị trường tiêu thụ để chăn nuôi bền vững.

Theo ông Thủy Lệ Vũ, việc chăn nuôi lợn tại nông hộ tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chưa được kiểm soát chặt chẽ vẫn chiếm đa số với những nhược điểm như: hệ thống chuồng trại, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu để áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn cũng như kiến thức, kỹ thuật thực hiện phòng, chống dịch bệnh của người chăn nuôi còn nhiều hạn chế.

Hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tái đàn lợn hiệu quả ảnh 2 Hộ chăn nuôi lợn Lê Thị Tính, thị trấn An Lương, huyện Nam Sách, tái đàn lợn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định của ngành Nông nghiệp. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Do đó, nếu thực hiện việc tái đàn lợn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát, lây lan dịch bệnh; đồng thời, công tác tái đàn của các hộ chăn nuôi nhỏ gặp khó khăn do các hộ thiếu vốn và nguồn giống, giá giống cao. Vì vậy, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có điều kiện chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học nên chuyển đổi vật nuôi khác, hoặc đầu tư xây dựng lại chuồn trại đảm bảo các yếu tố an toàn để hạn chế dịch bệnh tái phát.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương cho biết, Đắk Lắk là tỉnh có đàn lợn lớn ở khu vực Tây Nguyên. Để khôi phục ngành chăn nuôi lợn, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ việc tái đàn lợn; chủ cơ sở tái đàn lợn phải kê khai với chính quyền địa phương; chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn, vệ sinh thú y đảm bảo tiêu chuẩn và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học…

Cùng với đó, cơ sở chăn nuôi phải thận trọng khi tái đàn, sau khi tái đàn phải theo dõi chặt chẽ lợn nuôi ít nhất 30 ngày. Trường hợp nghi lợn bị bệnh, phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú ý và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Tính đến quý I/2020 tổng đàn lợn tỉnh Đắk Lắk có 819.720 con (790.000 con cuối năm 2019); trong đó, lợn thịt có 606.000 con, lợn nái có 71.300 con, lợn đực giống 1.000 con, lợn theo mẹ 141.420 con.

Tuấn Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm