Hỗ trợ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống tỉnh Tiền Giang

Ông Huỳnh Văn Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang cho biết, trong năm 2022, toàn tỉnh đã vận động góp Quỹ “Vì người nghèo” gần 25 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ trên, địa phương đã hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện để các đối tượng ổn định cuộc sống.

Ho tro ho ngheo, ho co hoan canh dac biet kho khan on dinh cuoc song tinh Tien Giang hinh anh 1Cô và trò Trường Tiểu học Bình Xuân 1 (thị xã Gò Công) sử dụng máy vi tính vừa được trao tặng từ Chương trình của Agribank Tiền Giang. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Tiền Giang đã xây dựng hai căn nhà tình nghĩa cho hộ chính sách khó khăn về nhà ở, xây mới 325 căn nhà và sửa chữa 42 căn nhà "Đại đoàn kết" tặng các hộ nghèo với tổng kinh phí trên 15,12 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh hỗ trợ vốn phát triển sản xuất cho 19 hộ nghèo với tổng kinh phí 215 triệu đồng; tặng quà cho 859 học sinh nghèo vượt khó học giỏi với tổng kinh phí trên 721,3 triệu đồng. Tỉnh còn hỗ trợ quà Tết; giúp hộ nghèo về cây con giống, vật tư phát triển kinh tế gia đình với tổng kinh phí trên 3,22 tỷ đồng.

Theo ông Huỳnh Văn Hải, công tác vận động, phân phối và sử dụng nguồn Quỹ “Vì người nghèo” được thực hiện trên tinh thần công khai, minh bạch, dân chủ, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà hảo tâm, doanh nhân trong ngoài tỉnh.

Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Tiền Giang tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong ngoài tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đóng góp ủng hộ để triển khai các chương trình hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn trong năm 2022. Từ đầu năm đến nay, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh Tiền Giang đã tổ chức 366 cuộc tuyên truyền, vận động góp Quỹ “Vì người nghèo”, thu hút gần 12.000 lượt người tham gia.

Nhiều cách vận động hay, thiết thực, được mọi người đồng thuận hưởng ứng như: tuyên truyền, vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua trang thông tin điện tử của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các trang mạng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, vận động…Với địa bàn dân cư, Ban Công tác Mặt trận tổ chức vận động hộ gia đình đóng góp Quỹ “Vì người nghèo” tại khu dân cư, vận động hộ có điều kiện kinh tế giúp đỡ hộ nghèo như: hỗ trợ vốn, cây con giống; giúp đỡ về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ tìm việc làm, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, học giỏi,…

Thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đặc biệt, là thực hiện hiệu quả kế hoạch mỗi chi đoàn, chi hội ở ấp, khu phố phải giúp ít nhất 1 hộ nghèo thoát nghèo bền vững trong năm 2022.

Mặt khác, Tiền Giang tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chung tay giúp đỡ hộ nghèo và góp Quỹ “Vì người nghèo”; giúp hộ nghèo tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để thoát nghèo bền vững...

Minh Trí

Tin liên quan

Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang bền vững, hiệu quả

Chiều 7/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo bàn các giải pháp phát triển du lịch một cách bền vững, hiệu quả, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động và an sinh xã hội. Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các Viện, trường, các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Giám đốc các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại các tỉnh, thành phố phía Nam.


Làng cổ Đông Hòa Hiệp - Điểm nhấn kích cầu du lịch tại Tiền Giang

Theo sử sách ghi lại, năm 1732, thời Chúa Nguyễn Phúc Trú (1696 - 1738), Nhà Nguyễn đã thiết lập Dinh Long Hồ (tức Vĩnh Long ngày nay). Để thuận tiện cho việc tổ chức khai khẩn, lập làng xã cũng như do mật độ dân số trong khu vực này phát triển mạnh nên Chúa Nguyễn đã chọn thôn An Bình Đông (ngày nay là xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) làm lỵ sở (trung tâm hành chính của Dinh). Sau đó mới dời qua Tầm Bào (nay là thành phố Vĩnh Long).


Tiền Giang tái cơ cấu nông nghiệp ở địa bàn ven biển

Các huyện, thị ven biển phía Đông tỉnh Tiền Giang như Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo vốn thiên nhiên khắt nghiệt, thường xuyên bị ảnh hưởng hạn – mặn và thiên tai, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thực trạng độc canh cây lúa mỗi năm ba vụ đối mặt nhiều rủi ro, thách thức. Những năm hạn – mặn gay gắt và kéo dài, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp tại đây rất lớn.



Đề xuất