Hỗ trợ giống tái canh "thủ phủ" điều Bình Phước

Hỗ trợ giống tái canh "thủ phủ" điều Bình Phước
Nông dân thu hoạch mùa vụ điều 2018 tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, Bình Phước. Ảnh: Dương Chí Tưởng - TTXVN
Nông dân thu hoạch mùa vụ điều 2018 tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, Bình Phước. Ảnh: Dương Chí Tưởng - TTXVN
Theo thống kê, nhu cầu cây điều giống tái canh từ các hộ dân trên địa bàn các huyện, thị xã năm 2018 có tổng diện tích hơn 2.486 ha với 522.260 cây điều; trong đó nhu cầu lớn nhất “thủ phủ” là huyện Bù Đăng với 241.170 cây, tiếp đó huyện Bù Gia Mập 197.190 cây, Lộc Ninh 31.322 cây, Hớn Quản 24.972 cây, Đồng Phú 8.967 cây,… Ngay từ trước mùa mưa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước đã đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tiếp tục tổng hợp danh sách nhu cầu hỗ trợ cây giống trên địa bàn xây dựng kế hoạch nhận cây, giao cây theo từng địa bàn bảo đảm hiệu quả trong việc vận chuyển cho bà con xuống giống. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các xã có đối tượng được hỗ trợ cây giống thành lập các tổ hỗ trợ cây giống của xã, tổ có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân xã và Ban chỉ đạo huyện kiểm tra danh sách, đối tượng, diện tích của các hộ đăng ký nhu cầu thêm tái canh trong năm 2018 và thông báo tới các hộ biết kế hoạch để chuẩn bị thực hiện; địa phương phải bảo đảm chính xác các hộ giao cây trùng với số lượng của hộ dân đăng ký. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, niên vụ 2017-2018 vẫn còn những vườn điều thu hoạch đợt cuối cùng nên Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã cần chỉ đạo hướng dẫn người dân đăng ký tái canh tạm thời không cần chăm sóc sau thu hoạch, tuy nhiên chưa chặt cây vào lúc này. Khi đến thời điểm thích hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có văn bản hướng dẫn gửi các địa phương thực hiện. Trước đó, tại hội nghị “Đề xuất ý tưởng dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành hàng điều, tiêu và cây ăn trái” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Lê Thị Ánh Tuyết cho rằng, hiện diện tích điều trên địa bàn tỉnh chủ yếu được nông dân trồng bằng hạt và thời tiết diễn biến thất thường khiến cho năng suất điều không cao. Vì thế, tỉnh Bình Phước định hướng phát triển cây điều đến năm 2020 sẽ tái canh 25.000ha và thâm canh hơn 41.000ha, với kinh phí đầu tư thâm canh 10 triệu đồng/ha và tái canh 20 triệu đồng/ha nên còn gặp nhiều khó khăn. Do điều kiện thời tiết bất thường trong hai năm qua, người dân trồng điều Bình Phước nhiều địa bàn liên tục bị mất mùa. Ngoài ra, nhiều hộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc theo quản canh, cây già cỗi nên cũng ảnh hưởng năng suất cây điều, ảnh hưởng đến thu nhập.
K GỬIH

Có thể bạn quan tâm