Hỗ trợ các hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm

Ngày 7/8, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ho tro cac hop tac xa tinh Thanh Hoa ung dung thuong mai dien tu trong tieu thu san pham hinh anh 1Toàn cảnh buổi tập huấn. Ảnh: congthuong.vn

Để hỗ trợ và thúc đẩy các hợp tác xã phát triển bền vững, hội nhập với sự phát triển chung, trong khuôn khổ của khóa tập huấn, các đại biểu được chuyên gia đến từ Viện Khoa học công nghệ và môi trường, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, một số đơn vị kỹ thuật truyền thông giới thiệu nhiều chuyên đề để các hợp tác xã tiếp cận với chuyển đổi sổ và thương mại điện tử. Đó là các chuyên đề như: nâng cao ứng dụng, kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thương mại điện tử cũng như các khâu quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ gắn với phát triển thương hiệu...

Thông qua khóa tập huấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh có thêm cơ hội, sự hỗ trợ để phát triển bền vững và tiếp cận với chuyển đổi số, thương mại điện tử, cũng như nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế cho các sản phẩm.

Ông Nguyễn Đình Tuấn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa cho biết, theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, khu vực miền núi nghèo của tỉnh có khoảng 190 hợp tác xã đang hoạt động. Tuy nhiên, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản trị, địa hình xa xôi cách trở nên hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã không cao.

Song với sự nỗ lực, quyết tâm và sáng tạo, nhiều hợp tác xã ở khu vực miền núi khó khăn đã xây dựng được kế hoạch sản xuất, kinh doanh triển vọng, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường. Thông qua khóa tập huấn đã giúp cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác có cái nhìn rõ hơn về thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã mà cụ thể là hiểu và sử dụng chợ sản phẩm trực tuyến dành cho các sản phẩm. Qua đó, các hợp tác xã có thể liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm...

Khiếu Tư

Tin liên quan

Tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử

Thương mại điện tử ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến. Đặc biệt dưới tác động của COVID-19 đã đưa thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành kênh mua sắm quen thuộc và trở thành một xu thế tất yếu hiện nay.


Hỗ trợ hợp tác xã ứng dụng thương mại điện tử

Có thể khẳng định rằng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thương mại điện tử được ví như một giải pháp hiệu quả và bền vững với các hợp tác xã. Bởi, thông qua ứng dụng này không những giúp hợp tác xã nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn mở ra cơ hội hợp tác, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay số lượng hợp tác xã áp dụng hình thức này vẫn khiêm tốn do gặp những khó khăn nhất định. Do đó, với những giải pháp linh hoạt, kịp thời, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đang nỗ lực hỗ trợ để các hợp tác xã ứng dụng thương mại điện tử thành công.



Đề xuất