Hiệu quả từ trồng rừng vụ Xuân ở vùng cao Yên Bái

Những năm gần đây, phong trào trồng rừng vụ xuân trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngày được lan tỏa, người dân từng bước nâng cao nhận thức, tích cực tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng; góp phần tăng độ che phủ, giữ đất chống xói mòn, bảo vệ môi trường và tạo thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống.

Hieu qua tu trong rung vu Xuan o vung cao Yen Bai hinh anh 1

Các vườn ươm chuẩn bị cây giống cho vụ trồng rừng mùa xuân. Ảnh: baoyenbai.com.vn

Ông Nguyễn Thái Bình, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái cho biết, đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã trồng được 12.481,6 ha rừng vụ Xuân, đạt 78% kế hoạch năm, đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 63%; trong đó, diện tích rừng trồng tập trung 9.005,5 ha, diện tích trồng phân tán 3.476,1 ha và số cây trồng phân tán hơn 3.450.000 cây.

Những diện tích đã trồng, hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt hơn 98%; phấn đấu hết năm 2020, tỉnh sẽ hoàn thành kế hoạch trồng được 16.000 ha rừng. Đây là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái trồng được 78% kế hoạch chỉ trong thời gian hơn 4 tháng.

Theo ông Bình, đạt được kết quả trên là đầu năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động Tết trồng cây Canh Tý tại huyện Trấn Yên (Yên Bái), nên không khí trồng cây, trồng rừng vụ Xuân được lan tỏa đến 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Yên Bái. Sau lễ phát động, đông đảo bà con nhân dân từ vùng thấp đến vùng cao tham gia hưởng ứng trồng cây, trồng rừng vụ Xuân.

Có thể thấy phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng ở Yên Bái hiện đã phát triển mạnh mẽ, điển hình là huyện Yên Bình. Năm 2020, huyện Yên Bình được giao trồng 3.000 ha rừng tập trung. Đến nay, toàn huyện đã trồng được 3.067,7 ha, đạt 102,3% kế hoạch, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. Các loại cây trồng chủ yếu có giá trị kinh tế cao như: keo, quế, bạch đàn. Đây là huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái hoàn thành sớm kế hoạch trồng rừng năm nay.

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm Yên Bình cho hay, có được kết quả sớm hơn so với dự kiến là ngay từ giữa năm 2019, Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo các trạm kiểm lâm trên địa bàn phối hợp với các xã, thị trấn rà soát quỹ đất, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu trồng rừng cho từng xã, thị trấn, công ty theo tình hình quỹ đất của địa phương.

Dựa trên quỹ đất đã rà soát, Hạt Kiểm lâm yêu cầu 24 cơ sở sản xuất vườn ươm chuẩn bị hạt để gieo cây giống, đáp ứng yêu cầu người dân; chỉ đạo các cơ sở chuẩn bị vật tư phân bón đảm bảo cung ứng đầy đủ phục vụ trồng rừng...

Ông Dĩnh cho biết, thực tế trong nhiều năm qua, việc trồng rừng trên địa bàn huyện Yên Bình ngày càng được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm, người dân nâng cao trách nhiệm trong việc trồng và bảo vệ rừng. Việc trồng rừng đã mang lại lợi ích kép vừa bảo vệ môi trường vừa tạo thu nhập cho người dân. Đây là động lực để người dân gắn bó với rừng. Từ nay đến hết năm 2020, huyện Yên Bình tiếp tục trồng từ 200-300 ha diện tích rừng tập trung.

Hiện, đối với diện tích đất còn lại, Chi cục Kiểm lâm Yên Bái chỉ đạo các địa phương tranh thủ thời tiết thuận lợi, tiếp tục trồng cây, sớm hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm; còn diện tích đã trồng, người dân tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ để cây sinh trưởng và phát triển tốt.


Việt Dũng

Tin liên quan

Đổi thay ở bản người Dao Đồng Măng

Bản Đồng Măng có 100% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống, thuộc xã vùng cao Trung Sơn của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Những năm trước đây, Đồng Măng gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài, nhất là khi trời mưa, đường trơn trượt và nước lũ ở các sông suối dâng cao. Nhưng vài năm nay, nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Đồng Măng được khoác trên mình một diện mạo mới, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay hiện hữu, niềm hân hoan phấn khởi đầy ắp trong câu chuyện của người dân tộc Dao nơi đây.


Thanh Hóa có hơn 17.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quốc tế FSC

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các chủ rừng phối hợp với các doanh nghiệp, công ty chế biến lâm sản nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC cho các diện tích rừng trên địa bàn tỉnh.


Tăng thu nhập từ nhận khoán bảo vệ rừng

Dưới những cánh rừng tràm phòng hộ huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, người dân nhận khoán bảo vệ rừng không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống cháy rừng mà còn nỗ lực phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện các mô hình để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.


Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn Nam Trung Bộ

Việt Nam có chiều dài bờ biển trên 3.260km, diện tích rừng ngập mặn trên 145.000 ha trải dài ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. Trong đó rừng ngập mặn khu vực Nam Trung Bộ là một hệ sinh thái đặc biệt cho dải đất miền Trung. Đây là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, có tiềm năng phát triển các ngành nghề du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hàng hải và ngành công nghiệp chế xuất. Tuy vậy, các hiện tượng thiên tai, bão, lũ thường gây thiệt hại nặng nề cho khu vực này. Đặc biệt, do điều kiện địa hình dốc, lũ lụt diễn ra nhanh chóng và thất thường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan như thay đổi lượng mưa, nhiệt độ... diễn ra ngày càng phức tạp, nhất là vùng duyên hải ven biển, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của rừng ngập mặn nơi đây.


Nỗ lực giảm nghèo ở vùng đồng bào Vân Kiều, Pa Cô

Đồng bào người Vân Kiều, Pa Cô ở tỉnh Quảng Trị sinh sống tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa và một số xã ở phía Tây của các huyện: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh với trên 85.000 người. Đây là vùng được chính quyền tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sinh kế giúp người dân thoát nghèo.



Đề xuất