Hiệu quả từ mô hình giúp chị em phụ nữ Khmer nghèo

Thực hiện công tác giảm nghèo, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức mô hình “Chị khá giúp chị nghèo”. Từ mô hình này, tại xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, mô hình “Chị khá giúp chị nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer” ra đời nhằm hỗ trợ chị em phụ nữ Khmer có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Hieu qua tu mo hinh giup chi em phu nu Khmer ngheo hinh anh 1

Lớp đan lát lục bình do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang tổ chức tại xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ thu hút đông đảo phụ nữ Khmer tham gia học nghề. Ảnh: Hồng Thái

Bà Trần Thị Trầm, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp 3, xã Xà Phiên cho biết, chi hội có 253 hội viên, 5 năm trước có trên 50 hội viên nghèo nhưng đến nay chỉ còn 13 hội viên nghèo. Đó là nhờ mô hình “Chị khá giúp chị nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer”. Thông qua mô hình này, chị em được hỗ trợ cây, con giống; vay vốn, đào tạo nghề. Bà Trần Thị Trầm chia sẻ thêm: “Sắp tới, chi hội sẽ thực hiện củng cố mô hình theo hướng phân công chị khá giúp chị nghèo, chị giàu giúp chị khá để chị em tiếp tục phát triển kinh tế hộ gia đình”.

Hieu qua tu mo hinh giup chi em phu nu Khmer ngheo hinh anh 2

Bà Trần Thị Trầm (bên trái), Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ thăm hỏi, động viên, tìm hiểu cuộc sống của chị em phụ nữ Khmer. Ảnh: Hồng Thái

Theo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hậu Giang, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ tỉnh không ngừng phát huy nội lực, khả năng sáng tạo, khai thác các nguồn lực để hỗ trợ phụ nữ. Trong đó, mô hình “Chị khá giúp chị nghèo” đã tác động đến nhận thức của chị em, giúp chị em từ bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà phải tự nỗ lực, phấn đấu thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Hồng Thái

Tin liên quan

Hậu Giang phấn đấu mỗi năm giảm từ 2-3% số hộ dân tộc thiểu số nghèo

Theo bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, địa phương phấn đấu từ nay đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 2 - 3%. Cùng với đó, 99,72% hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% hộ dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.


Đa dạng hóa sinh kế giúp người Khmer giảm nghèo

Trà Cú là huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh với trên 62% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Nhờ triển khai nhiều mô hình, giải pháp trong công tác giảm nghèo, Trà Cú đã giúp nhiều hộ Khmer nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.


Một cách giúp phụ nữ Khmer làm giàu

Nhằm giúp các gia đình hội viên người dân tộc có thêm thu nhập, từ năm 2013, Chi hội Phụ nữ ấp Kênh 2 ở xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đã thành lập Tổ Kinh tế hợp tác lúa - màu Kênh 2.


Mô hình chăn nuôi bò sữa giúp các hộ khó khăn, đồng bào dân tộc Khmer thoát nghèo

Được triển khai từ năm 2014, đến nay, dự án “Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng” do Chương trình Heifer hỗ trợ đã mang lại hiệu quả tích cực trong chăn nuôi bò sữa, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống và ổn định kinh tế cho người dân, đặc biệt là đối với các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc Khmer.



Đề xuất