Hiệu quả mô hình “Cô đỡ thôn bản”

Nhận thức được những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo cô đỡ thôn bản (CĐTB) người dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
 
Hieu qua mo hinh “Co do thon ban” hinh anh 1
Qua việc tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn, các cô đỡ thôn bản đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ, trẻ sơ sinh ở các vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Dương Ngọc

Hieu qua mo hinh “Co do thon ban” hinh anh 2
66 cô đỡ thôn bản tiêu biểu được biểu dương tại Hội nghị biểu dương cô đỡ thôn bản tiêu biểu năm 2018, được tổ chức ngày 28/2 tại Hà Nội. Ảnh: Dương Ngọc

Hieu qua mo hinh “Co do thon ban” hinh anh 3
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Đoàn đại biểu tiêu biểu trong phát triển mạng lưới cô đỡ thôn bản, nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2018). Ảnh: Dương Ngọc

Hieu qua mo hinh “Co do thon ban” hinh anh 4
Cô đỡ thôn bản tư vấn, khám thai cho phụ nữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Ảnh: Dương Ngọc
 
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), kể từ khi CĐTB đầu tiên được đào tạo cách đây 25 năm, đến nay, cả nước đã có gần 3.000 CĐTB đang hoạt động trên 8.165 thôn, bản khó khăn. Các CĐTB đã thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, tư vấn, phát hiện và chuyển tuyến kịp thời cho các bà mẹ mang thai có nguy cơ tai biến sản khoa; can thiệp làm mẹ an toàn, đỡ đẻ bằng gói đẻ sạch cho sản phụ ở vùng sâu, vùng xa, nơi còn tồn tại tục lệ đẻ tại nhà nhằm hạn chế các trường hợp tử vong khi sinh con.
 
Nguyễn Thành - Dương  Ngọc - Doãn Tấn

Tin liên quan

Dự án "Cô đỡ thôn bản" giúp đổi thay nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Dự án cô đỡ thôn bản do Bộ Y tế triển khai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đem đến nhiều thay đổi về nhận thức cũng như hiểu biết người dân ở các xã đặc biệt khó khăn, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Mặc dù dự án đã kết thúc, nhưng vẫn còn những cô đỡ thôn bản tiếp tục thầm lặng làm công việc của mình.


Cả nước có hơn 1.700 "cô đỡ thôn bản"

Cả nước hiện có hơn 1.700 "cô đỡ thôn bản" là người dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi, thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, tư vấn, phát hiện và chuyển tuyến kịp thời cho các bà mẹ mang thai có nguy cơ tai biến sản khoa; can thiệp làm mẹ an toàn, đỡ đẻ bằng "gói đẻ sạch" cho sản phụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn tồn tại tục lệ đẻ tại nhà, nhằm hạn chế các trường hợp tử vong mẹ và tử vong sơ sinh.


Mô hình cô đỡ thôn bản đang cần được “tiếp sức”

Do những khó khăn trong công việc cũng như chế độ, chính sách, nên việc duy trì và phát triển bền vững mô hình cô đỡ thôn bản, nhất là tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang gặp không ít khó khăn.



Đề xuất