Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi bò thịt

Được sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Hỗ trợ Nông dân - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hộ nông dân ở xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã tham gia mô hình chăn nuôi bò thịt và thoát nghèo bền vững.

Hieu qua kinh te mo hinh nuoi bo thit hinh anh 1Mô hình nuôi bò thịt của gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hai ở ấp Mỹ Thái, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang). Ảnh: Hồng Đạt

Theo ông Vũ Văn Tỵ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thái, từ tháng 10/2019, Hội Nông dân xã Mỹ Thái đã triển khai nguồn vốn đến 10 hộ, mỗi hộ được 30 triệu đồng để mua một cặp bò (2 con). Thích nghi với khí hậu địa phương, nguồn nước và thức ăn dồi dào nên bò nuôi tại các hộ này đều phát triển tốt, có thể cho lợi nhuận từ 20 - 30 triệu đồng/ cặp. Vừa cần cù, chịu khó, vừa kết hợp nuôi bò thịt với trồng trọt, các hộ nông dân ở xã Mỹ Thái đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm. Điển hình là hộ bà Nguyễn Thị Kim Hai, hộ ông Nguyễn Thành Chôm…

Hieu qua kinh te mo hinh nuoi bo thit hinh anh 2Hội nông dân xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã triển khai mô hình chăn nuôi bò thịt tại 10 hộ, mỗi hộ 1 cặp bò. Ảnh: Hồng Đạt

Để người nuôi bò yên tâm về đầu ra, đảm bảo lợi nhuận bền vững, Hội Nông dân xã Mỹ Thái sẽ thành lập Hợp tác xã nuôi bò thịt, đồng thời khuyến khích người nuôi bò xây dựng mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, không gây ô nhiễm môi trường.

Hồng Đạt

Tin liên quan

Nuôi dê, nuôi bò giúp dân vùng biên giới huyện Lộc Ninh thoát nghèo

Nhiều nhà nông ở vùng biên huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước có đến 10 năm đói nghèo sau khi lập gia đình, do thiếu "ý tưởng" trong mô hình sản xuất. Nhưng gần đây, bà con truyền nhau mô hình kinh nghiệm nuôi dê, nuôi bò để nhanh thoát nghèo. Cũng nhờ đó mà các hộ nghèo nơi đây đã thay đổi nhanh cuộc sống, đầy lùi nạn đói.


Khó khăn bảo hộ thương hiệu đã được công nhận ở Kiên Giang

Nghề sản xuất các sản phẩm gắn liền với tên địa danh đang thu hút một lượng lao động khá đông trong khu vực nông thôn, mang lại thu nhập ổn định cho lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gắn với địa danh, những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã xác lập nhãn hiệu cho nhiều nông sản mang tính đặc trưng của vùng sản xuất phát huy được giá trị thương hiệu. Tuy nhiên hiện nay, một số nhãn hiệu được công nhận không được duy trì do nguồn sản phẩm dần ít đi.


Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng

Dự án “Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng” do Chương trình Heifer hỗ trợ đã mang lại hiệu quả tích cực trong chăn nuôi bò sữa, giúp ổn định kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đối với các hộ đồng bào dân tộc Khmer.



Đề xuất