Hiệu quả đào tạo nghề ở vùng cao Sìn Hồ

Biết dựa vào lợi thế địa phương và có chính sách hỗ trợ cây, con giống phù hợp…, những năm gần đây, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện vùng cao Sìn Hồ (Lai Châu) đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng của huyện lên trên 50%, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 5,57%/năm.

Hieu qua dao tao nghe o vung cao Sin Ho hinh anh 1Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) tập trung hướng dẫn đồng bào dân tộc phát triển trồng cây đương quy. Ảnh: Quý Trung

Chị Giàng Thị Hoa ở bản Thà Giàng Chải, xã Tả Ngảo cho biết: “Cách đây chưa lâu, tôi được tham gia lớp học nghề trồng cây dược liệu. Học xong, tôi đã áp dụng kiến thức để trồng cây đương quy, cho năng suất và thu nhập cao hơn cây lúa, cây ngô 5 - 7 lần. Nhờ tham gia lớp học nghề mà nhiều hộ trong bản cũng trồng cây đương quy và hầu hết đều phát huy được kiến thức đã học vào thực tế…”.

Hieu qua dao tao nghe o vung cao Sin Ho hinh anh 2Lớp học sửa chữa máy nông nghiệp ở xã Nà Tăm, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Ảnh: Việt Hoàng
Hieu qua dao tao nghe o vung cao Sin Ho hinh anh 3Lớp học trồng cây ăn quả, cây dược liệu ở xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) thu hút nhiều bà con đồng bào dân tộc theo học. Ảnh: Quý Trung

Ông Đồng Văn Liệt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sìn Hồ nhận định: “Sau khi tham gia lớp học nghề, đồng bào phát huy được kiến thức, biết cách làm ăn, nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình”.

Việt Hoàng

Tin liên quan

Hà Giang chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm được xác định là một trong những giải pháp quan trọng góp phần từng bước giảm nghèo bền vững. Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Chăm lo giáo dục và đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc Khmer

Phần đông đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Toàn vùng hiện có 95 xã và 969 thôn đặc biệt khó khăn, 334 xã trong danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. Vì vậy, chăm lo giáo dục và đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc Khmer là nhiệm vụ quan trọng với các ngành, các cấp, các địa phương.  


Đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo việc làm tại chỗ cho lao động trẻ khu vực nông thôn miền núi

Cao Bằng là tỉnh miền núi, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; trong đó trên 80% dân số của tỉnh sinh sống và làm nghề nông nghiệp tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều địa bàn nông thôn trong tỉnh đang diễn ra thực trạng thiếu lao động trẻ; các ngành chức năng tỉnh Cao Bằng cần có những giải pháp hỗ trợ, khuyến khích lực lượng lao động này khởi nghiệp ngay tại nơi họ sinh ra.



Đề xuất