Hiệu quả chuyển đổi mô hình kinh tế ở Buôn Đôn

Ngày 22/11/2020, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng đoàn công tác tỉnh Đắk Lắk đến thăm mô hình trồng cây có múi tại huyện Buôn Đôn. Ảnh: Tuấn Anh
Ngày 22/11/2020, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng đoàn công tác tỉnh Đắk Lắk đến thăm mô hình trồng cây có múi tại huyện Buôn Đôn. Ảnh: Tuấn Anh

Không chỉ thay đổi “cách nghĩ, cách làm”, đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2016 - 2020” đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc ở Buôn Đôn (Đắk Lắk) mở ra hướng đi mới trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo…

Hiệu quả chuyển đổi mô hình kinh tế ở Buôn Đôn ảnh 1Ngày 22/11/2020, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng đoàn công tác tỉnh Đắk Lắk đến thăm mô hình trồng cây có múi tại huyện Buôn Đôn. Ảnh: Tuấn Anh

Năm 2017, được hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác từ đề án, gia đình anh Y Ken Lưk (dân tộc M’Nông) ở buôn Trí B, xã biên giới Krông Na đã có 2 ha cam sành, quýt đường, bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP. “Phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên các loại cây đều phát triển tốt. Mặc dù chưa có nguồn thu nhưng gia đình vẫn đang tập trung chăm sóc theo đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm hướng đến phát triển bền vững” - anh Y Ken Lưk chia sẻ.

Hiệu quả chuyển đổi mô hình kinh tế ở Buôn Đôn ảnh 2Được hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác từ đề án, gia đình anh Y Ken Lưk (dân tộc M’Nông) ở buôn Trí B, xã biên giới Krông Na đã có 2 ha cam sành, quýt đường, bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Tuấn Anh
Hiệu quả chuyển đổi mô hình kinh tế ở Buôn Đôn ảnh 3Vườn bưởi da xanh của gia đình chị Thái Thị Hương ở buôn Ea Mar, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Ảnh: Tuấn Anh

Từng nhiều lần chuyển đổi cây trồng nhằm tìm hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế nhưng gia đình chị Thái Thị Hương và anh Hoàng Văn Thanh (dân tộc Mường) ở buôn Ea Mar, xã Krông Na đều thất bại. Tuy nhiên, sau khi tham gia đề án, gia đình chị Hương đã có 1 ha bưởi da xanh cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua với giá bán 15.000 - 17.000 đồng/quả. Theo chị Hương, cây bưởi da xanh nói chung và các loại cây có múi nói riêng đang được kỳ vọng mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho đồng bào vùng biên.

Hiệu quả chuyển đổi mô hình kinh tế ở Buôn Đôn ảnh 4Để hạn chế tình trạng ồ ạt trồng cây ăn quả, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào không mở rộng diện tích mới mà tập trung chăm sóc diện tích đã trồng. Ảnh: Tuấn Anh

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Thủy, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Buôn Đôn cho biết: Buôn Đôn là vùng đất có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa lũ và hạn hán, đất đai cằn cỗi. Kể từ khi triển khai đề án, đến nay, Buôn Đôn đã có hơn 600 ha cam, quýt, bưởi, mít… đang phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Không chỉ mở ra hướng đi mới trong phát triển sản xuất, đề án còn giúp đồng bào thay đổi “cách nghĩ, cách làm”, tuân thủ quy trình canh tác, áp dụng khoa học - kỹ thuật. Nhiều mô hình đã đạt tiêu chuẩn VietGAP và dần xây dựng được thương hiệu trong tỉnh…

Hiệu quả chuyển đổi mô hình kinh tế ở Buôn Đôn ảnh 5Thời gian gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã mạnh dạn chuyển đổi dần những diện tích đất trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, góp phần cải thiện thu nhập. Ảnh: Tuấn Anh
Hiệu quả chuyển đổi mô hình kinh tế ở Buôn Đôn ảnh 6Nhiều hộ đồng bào dân tộc ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) chuyển đổi đất cằn cỗi, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dâu nuôi tằm. Ảnh: Tuấn Anh

Thời gian tới, huyện Buôn Đôn tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ đồng bào nâng cao chất lượng các loại cây trồng, đồng thời đẩy mạnh khâu quảng bá thương hiệu, tìm kiếm các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản và mở rộng thị trường nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm, góp phần cải thiện đời sống kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Tuấn Anh

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm