Hiệu quả các mô hình kinh tế ở vùng biên giới Ia H’Drai

Ia H’Drai là huyện biên giới vùng sâu khó khăn nhất của tỉnh Kon Tum. Nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, các cấp chính quyền huyện đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao...

Hieu qua cac mo hinh kinh te o vung bien gioi Ia H’Drai hinh anh 1Nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Ảnh: Văn Phương

Đến Ia H’Drai, dù vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có thể thấy đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây đang dần đổi thay. Nhờ sự hỗ trợ, khuyến khích của chính quyền huyện, nhiều hộ đồng bào đã mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất mới, cho hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Hieu qua cac mo hinh kinh te o vung bien gioi Ia H’Drai hinh anh 2Mô hình chăn nuôi thuộc Tổ hợp tác nuôi hươu sao bán con giống, lấy nhung của dân quân tự vệ xã Ia Pan đang được nhân rộng cho đồng bào trên địa bàn. Ảnh: Đức Thành
Hieu qua cac mo hinh kinh te o vung bien gioi Ia H’Drai hinh anh 3

Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Đal là mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản đầu tiên trên địa bàn huyện Ia H'Drai với 10 thành viên, mỗi thành viên được hỗ trợ 2 con bò giống trị giá 30 triệu đồng và 2,5 triệu đồng để sửa chữa chuồng trạ. Ảnh: Đức Thành

Ia Dom là một trong những xã điển hình của huyện Ia H'Drai về phát triển các mô hình chăn nuôi. Tận dụng đất đai, khí hậu phù hợp, nhiều hộ đã áp dụng mô hình chăn nuôi hươu sao, bò, dúi, cá; trồng cây ăn quả, điều, mì… đời sống cải thiện rõ rệt. Điển hình như hộ ông Nguyễn Xuân Tiến ở thôn 4, bà Hà Thị Hợp ở thôn Ia Muung, hiện có thu nhập ổn định từ 120 - 200 triệu đồng/năm.

Hieu qua cac mo hinh kinh te o vung bien gioi Ia H’Drai hinh anh 4Vườn cây ăn trái của gia đình bà Hà Thị Hợp ở thôn Ia Muung, xã Ia Dom, hiện cho thu nhập ổn định từ 120 - 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Đức Thành

Tại xã Ia Dan, mô hình chăn nuôi thuộc Tổ hợp tác nuôi hươu sao bán con giống, lấy nhung của dân quân tự vệ xã và Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản của Hội Liên hiệp phụ nữ xã đang được nhân rộng cho đồng bào trên địa bàn. Bên cạnh đó, mô hình 8 ha chuyên canh cà phê, cây ăn trái, điều… của gia đình ông Nguyễn Ngọc Hòa ở thôn 1, cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm cũng là một trong nhưng mô hình kinh tế điển hình trong xã.

Hieu qua cac mo hinh kinh te o vung bien gioi Ia H’Drai hinh anh 5Anh Nguyễn Ngọc Hòa (bên trái) ở thôn 1, xã Ia Tơi trồng cây cà phê, cây ăn trái phát triển kinh tế hộ gia đình. Ảnh: Văn Phương

Khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước ở các khu vực bờ lô, hợp thủy, đồng bào ở xã Ia Tơi lại áp dụng mô hình trồng cây ăn quả và được nhiều người trong vùng biết đến. Điển hình là hộ bà Võ Thị Bích ở thôn 1. Với 3 ha trồng mít Thái, dừa Xiêm lùn, na, chuối, quýt… gia đình bà Bích hiện có thu nhập gần 50 triệu đồng/năm.

Hieu qua cac mo hinh kinh te o vung bien gioi Ia H’Drai hinh anh 6

Ia Dom là một trong những xã điển hình của huyện Ia H'Drai phát triển các mô hình chăn nuôi. Trong ảnh: Mô hình nuôi heo lai rừng của hộ dân Lục Văn Lâm ở thôn 2. Ảnh: Văn Phương

Hieu qua cac mo hinh kinh te o vung bien gioi Ia H’Drai hinh anh 7Các mô hình trồng trọt, chăn nuôi ở huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đang từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống đồng bào. Ảnh:Văn Phương

Các mô hình trồng trọt, chăn nuôi ở huyện Ia H’Drai đang từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống đồng bào, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, trật tự địa phương.

Văn Phương

Tin liên quan

Kon Tum nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

Sáng 25/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức công bố quyết định xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum) đạt xã chuẩn nông thôn mới năm 2021. Đây là thành quả của 10 năm nỗ lực, phấn đấu của chính quyền và người dân Chư Hreng trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Chư Hreng là xã thứ 7 trong tổng số 11 xã của thành phố Kon Tum đạt chuẩn nông thôn mới.


Hiệu quả từ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo tại Kon Tum

Thông qua Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có thêm cơ hội tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế. Với cơ chế hỗ trợ vốn theo hình thức cho vay không tính lãi và số nợ được trả dần hàng năm, dự án đã mở ra hướng đi mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.


Kon Tum nâng cấp lưới điện cho vùng biên

Nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và liên tục cho người dân vùng sâu, vùng xa, Công ty Điện lực Kon Tum đã triển khai công trình hoàn thiện lưới, chống quá tải khu vực biên giới ở 2 huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei với nhiều hạng mục.



Đề xuất