Hậu Giang phát triển kinh tế xanh

Để phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai các dự án công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, sạch, thông minh, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, cùng hướng tới một nền kinh tế xanh…

Hau Giang phat trien kinh te xanh hinh anh 1Trong phát triển kinh tế xanh, Hậu Giang đang hướng đến nền nông nghiệp xanh với mục tiêu tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Ảnh: Duy Khương

Lựa chọn nền kinh tế xanh là mục tiêu được xác định tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó, tỉnh xác định phát triển công nghiệ p là khâu đột phá, phát triển nông nghiệp thông minh là nền tảng, phát triển dịch vụ xanh là khâu hỗ trợ, đồng thời phấn đấu giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, tăng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Từ nay đến năm 2025, lao động khu vực I (sản xuất nông lâm ngư nghiệp) trên địa bàn giảm 5% (giảm 1%/ năm); giá trị lao động đạt 132 triệu đồng/lao động vào năm 2025 (tăng 8,8%/năm).

Hau Giang phat trien kinh te xanh hinh anh 2Trong định hướng đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang tiếp tục cải tạo diện tích vườn tạp, chuyển đổi đất lúa xen vườn để hình thành vườn chuyên canh. Ảnh: Duy Khương

Về công nghiệp, Hậu Giang chủ trương đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống lưới điện truyền tải, hệ thống năng lượng mới, năng lượng tái tạo góp phần ổn định năng lượng, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh ưu tiên cấp phép đầu tư cho các dự án điện quy mô lớn, thân thiện với môi trường như: Nhà máy điện rác Hậu Giang (12 MW), Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang (29 MWp), Nhà máy điện gió Long Mỹ 1 (100 MW), Nhà máy điện trấu Hậu Giang (10 MW), đồng thời tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các dự án điện gió (công suất 200 MW), năng lượng mặt trời (300 MW), điện sinh khối (20 MW)...

Hau Giang phat trien kinh te xanh hinh anh 3Tỉnh Hậu Giang tiến tới áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường. Ảnh: Duy Khương
Hau Giang phat trien kinh te xanh hinh anh 4Theo kế hoạch, đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang chuyển đổi khoảng 1.200 ha lúa sang trồng các loại cây khác có hiệu quả cao hơn, duy trì diện tích canh tác lúa khoảng 76.000 ha với sản lượng trên 1 triệu tấn/năm. Ảnh: Duy Khương
Hau Giang phat trien kinh te xanh hinh anh 5Lĩnh vực công nghiệp năng lượng tái tạo tại tỉnh Hậu Giang có những bước tiến đáng ghi nhận với 11 dự án đầu tư đã được triển khai. Ảnh: Duy Khương

Về nông nghiệp, Hậu Giang xác định phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị và gắn với thị trường, tập trung vào các nông sản chủ lực như lúa, mít, chanh không hạt, bưởi, lươn, cá thát lát và cá tra; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng dần diện tích sản xuất theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường.

Hau Giang phat trien kinh te xanh hinh anh 6Sản xuất dưa đạt chuẩn VietGAP tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy (Hậu Giang). Ảnh: Duy Khương
Hau Giang phat trien kinh te xanh hinh anh 7Tỉnh Hậu Giang đang hướng đến sản xuất các loại trái cây đạt chứng nhận sản xuất vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ảnh: Duy Khương

Lựa chọn phát triển kinh tế xanh song hành với bảo vệ môi trường - nền kinh tế mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội… là phương án tối ưu cho sự phát triển bền vững của Hậu Giang hôm nay.

Phạm Duy Khương

Tin liên quan

Sắc xuân trên xã nông thôn mới Hậu Giang

Xây dựng nông thôn mới tại Hậu Giang đang góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi ngày càng được đầu tư cơ bản, đồng bộ và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Người dân nơi đây đang phấn khởi, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc trong sắc xuân phát triển, đổi mới của làng xã, quê hương nông thôn mới.


Kinh tế xanh trong xây dựng nông nghiệp và nông thôn mới

Xanh hóa sự phát triển được xác định là cách thức, phương thức để thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Vì vậy, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 2012, thể hiện hành động của Việt Nam coi phát triển bền vững là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong phát triển đất nước theo hướng hiện đại, hội nhập. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là xây dựng nền nông nghiệp và nông thôn mới trong định hướng kinh tế xanh đã được xác định.


Phát triển kinh tế “xanh” nhìn từ Gia Lai

Sau 3 năm thu hút đầu tư (2016 - 2018), Gia Lai đã có 136 dự án đăng ký với tổng vốn hơn 15.000 tỷ đồng, phần lớn là ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào sản xuất nông nghiệp như: công nghệ lai tạo giống cây trồng, nuôi cấy mô thực vật, tưới nước tiết kiệm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...


Thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Ngày 27/9, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Quỹ Hans Seidel Foundation (HSF) tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Chỉ số kinh tế xanh trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Sự phù hợp và khả năng áp dụng tại Việt Nam" nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để tìm những giải pháp thúc đẩy nền kinh tế xanh tại Việt Nam.


Tín dụng chính sách với phát triển kinh tế xanh

Trước diễn biến tiêu cực của tình hình biến đổi khí hậu, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo đảm môi trường - môi sinh, trong đó chính sách tín dụng “xanh” được xem là một giải pháp về tài chính có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.



Đề xuất