Hậu Giang phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Chiều 22/9, Đoàn Giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh.

Hau Giang phat trien du lich nong thon gan voi xay dung nong thon moi hinh anh 1Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang phát biểu. Ảnh: Hồng Thái - TTXVN

Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành, đạt chuẩn nông thôn mới.

Tổng số xã nông thôn mới của tỉnh là 39 trong số 51 xã (đạt 95,56% chỉ tiêu Trung ương giao trong giai đoạn 2021 - 2025), có 8 trong 51 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân đạt 17,8/19 tiêu chí/xã và không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ năm 2021 đến nay là trên 36.436 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đánh giá, công tác xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động có lúc, có nơi chưa thường xuyên, liên tục, cách làm chưa mới, chưa thu hút người dân tham gia. Một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ, còn trông chờ, ỷ lại, chưa tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Chất lượng một số tiêu chí ở một số xã chưa bền vững, việc nâng chất các tiêu chí chưa được quan tâm. Việc phát triển các mô hình, hình thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm.

Ông Trần Văn Huyến đề nghị, các cấp, ngành tăng cường tuyên truyền đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng về trách nhiệm của người dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Bên cạnh đó, triển khai đầy đủ, kịp thời đến người dân, tổ chức kinh tế về các cơ chế, chính sách của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành; phát triển, củng cố, nâng chất hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác, trọng tâm là hợp tác xã, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã.

Ông Trần Văn Huyến nhấn mạnh, cần quan tâm đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới đủ sức tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; định hướng cơ chế phối hợp, quan tâm phân bổ vốn, lồng ghép các nguồn lực đáp ứng cơ bản nhu cầu theo thứ tự ưu tiên, không dàn trải. Trong đánh giá công nhận xã nông thôn mới, cần hạn chế, tiến tới không công nhận khi thiếu tiêu chí, tiêu chí yếu, tiêu chí chưa bền vững; thường xuyên duy trì, nâng chất các tiêu chí. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng các tiêu chí nông thôn mới phải định hướng cho tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; rà soát, điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, lộ trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp thực tiễn của tỉnh và từng đơn vị.

Hồng Thái

Tin liên quan

Hậu Giang phát triển thương hiệu cho sản phẩm chủ lực

Sáng 20/9, Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trường cao đẳng kinh tế đối ngoại tổ chức Hội thảo Phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm)– sản phẩm chủ lực của tỉnh Hậu Giang.


Hậu Giang thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Năm 2023, tỉnh Hậu Giang lên kế hoạch thực hiện chương trình Chương trình mục tiêu Quốc gia từ nguồn ngân sách Trung ương khoảng 147 tỷ đồng đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 87 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 60 tỷ đồng. Đến hết tháng 6/2023, nguồn vốn đầu tư đã giải ngân hơn 64 tỷ đồng, đạt hơn 75% kế hoạch; vốn sự nghiệp đã giải ngân hơn 3 tỷ đồng đạt 5,37% kế hoạch.


Sắc xuân trên xã nông thôn mới Hậu Giang

Xây dựng nông thôn mới tại Hậu Giang đang góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi ngày càng được đầu tư cơ bản, đồng bộ và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Người dân nơi đây đang phấn khởi, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc trong sắc xuân phát triển, đổi mới của làng xã, quê hương nông thôn mới.



Đề xuất