Hậu Giang chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường

Thu hoạch lá trầu tại làng trầu Vị Thủy. Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Thu hoạch lá trầu tại làng trầu Vị Thủy. Ảnh: Duy Khương - TTXVN

Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao và nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ đó, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn ít nhất 2 lần so với năm 2020.

Hậu Giang chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường ảnh 1Thu hoạch lá trầu tại làng trầu Vị Thủy. Ảnh: Duy Khương - TTXVN



Hậu Giang đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp. Tỉnh sẽ phát triển nông nghiệp trên cơ sở xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu từng địa bàn. Cùng đó, chuyển đổi một phần đất trồng lúa sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn hoặc làm đất chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, tỉnh Hậu Giang xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của tỉnh trong quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long để kết nối trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản và phát triển các dịch vụ hỗ trợ, hậu cần phục vụ nông nghiệp.

Tỉnh sẽ tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, từ đó gắn kết sản xuất theo chuỗi và nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Cùng với đó, Hậu Giang phát triển thị trường, thương hiệu nông sản, thúc đẩy tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng và phát triển dịch vụ, hạ tầng logistic phục vụ nông nghiệp.

Đặc biệt, Hậu Giang đẩy mạnh chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Tỉnh sẽ xây dựng bản đồ số hóa cơ sở dữ liệu về thổ nhưỡng, vùng trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; phòng chống thiên tai.

Cùng với đó, tỉnh xây dựng các app phục vụ đăng ký, khai báo, theo dõi, cập nhật các dữ liệu của ngành; ứng dụng công nghệ thông minh trong lắp đặt các thiết bị dự báo sâu bênh hại, dự báo mặn tự động, cảnh báo tự động; các trạm giám sát nông nghiệp thông minh.

Tỉnh Hậu Giang hiện có diện tích đất trồng lúa khoảng 77.000 ha (vùng lúa chất lượng cao 32.000 ha), gieo trồng 3 vụ khoảng 188.000 ha, sản lượng đạt trên 1,2 triệu tấn/năm. Tỉnh có diện tích cây ăn trái hơn 43.000 ha, sản lượng đạt trên 400.000 tấn, chủ yếu là các loại cây có múi (chanh không hạt, bưởi, quýt), mít, khóm, mãng cầu, xoài. Diện tích rau màu của tỉnh đạt trên 24.000 ha, sản lượng trên 280.000 tấn.

Đàn gia súc của tỉnh chủ yếu là đàn lợn với hơn 122.000 con; đàn trâu, bò trên 5.200 con; đàn gia cầm hơn 3,8 triệu con. Tổng diện tích nuôi thủy sản của Hậu Giang hiện nay là 7.896 ha; sản lượng nuôi đến nay trên 50.000 tấn, tăng 29,5% so năm 2013.


Hồng Dân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm