Hấp dẫn đậu phụ chao Thông Huề (Cao Bằng)

Hấp dẫn đậu phụ chao Thông Huề (Cao Bằng)
Chao đậu phụ
Chao đậu phụ 

Đậu phụ chao được làm từ đỗ tương hạt to, đều, không bị thối. Sau khi đãi để lọc bỏ tạp chất và hạt lép, ngâm đỗ với nước nguội khoảng 2 giờ. Đỗ được xay xát với nước, sau đó dùng vải lọc lấy nước, phần bã bỏ đi; vải càng kín thì nước đỗ càng tinh. Nước đỗ được nấu sôi và đổ ra xô to. Nước chua được làm từ đậu để lên men, pha với nước lọc, sau đó đun nóng lên rồi pha với nước đậu theo tỷ lệ 1/1. Pha đều tay đến khi nước đỗ kết tủa thì đổ ra khuôn. 

Món ngon cũng được chế biến cầu kỳ, dù điều kiện kinh tế phát triển, nhưng dường như người dân vẫn chuộng đồ gỗ bởi gần gũi thiên nhiên hơn là những khuôn kim loại. Khuôn hình vuông hoặc chữ nhật có lót vải lanh, đổ nước đậu đã kết tủa vào đầy khuôn, đậy tấm vải lại và lấy ván ép lên. Đến khi nước chảy hết, đậu đã đông thành miếng được mở ra và cắt thành từng miếng nhỏ bằng ngón chân cái. Phần nước chảy ra từ đậu sẽ để lên men và tạo nước chua để làm mẻ đậu sau.

Đậu được chao bằng mỡ lợn. Cho mỡ vào chảo trâu cỡ to, thúc lửa to, để mỡ nóng già thì cho đậu vào. Khi đậu nổi lên và phồng là chín. Nhưng để đậu thơm, vàng và xốp thì người rán cần để vừa lửa, đảo đều tay đậu trong mỡ khoảng 10 - 15 phút. Đậu đang nóng hôi hổi được ăn kèm với tương sẽ có sự khác biệt. 

Đậu nấu canh thịt cho thêm tỏi lá vào ăn nóng cũng rất ngon. Một món ăn truyền thống mà trong bữa cơm bình dân hay khi làm cỗ, người dân thường nhồi đậu với thịt. Đối với người Nùng ở miền Đông, vào dịp mùng 3 tháng Ba âm lịch, nhiều gia đình làm món đậu nhồi thịt để cúng gia tiên và đãi thực khách.
Báo Điện tử Cao Bằng

Có thể bạn quan tâm