Hàm Yên phát triển kinh tế trang trại

Mô hình trang trại tổng hợp của gia đình anh Hoàng Văn Trưởng ở thôn Minh Hà, xã Minh Khương cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: An Thành Đạt
Mô hình trang trại tổng hợp của gia đình anh Hoàng Văn Trưởng ở thôn Minh Hà, xã Minh Khương cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: An Thành Đạt

Với những cơ chế, chính sách phù hợp, những năm gần đây, việc phát triển kinh tế trang trại (KTTT) trên địa bàn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc.

Hàm Yên phát triển kinh tế trang trại ảnh 1Mô hình trang trại tổng hợp của gia đình anh Hoàng Văn Trưởng ở thôn Minh Hà, xã Minh Khương cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: An Thành Đạt

Nhằm giúp các hộ đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn nâng cao đời sống, ngày 22/7/2014, Hội đồng Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 10 về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Với cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể như: vốn vay, đào tạo, tập huấn…, Nghị quyết số 10 đã tạo động lực để huyện Hàm Yên đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại.

Hàm Yên phát triển kinh tế trang trại ảnh 2Ủy ban Nhân dân huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) thường xuyên tổ chức Hội chợ cam sành Hàm Yên nhằm quảng bá, giới thiệu đặc sản địa phương với người tiêu dùng cả nước. Ảnh: Quang Cường

Từ đầu năm đến nay, Hàm Yên có thêm 7 trang trại mới, nâng tổng số trang trại lên 242. Trong đó có 219 trang trại trồng trọt, 9 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp và 13 trang trại tổng hợp. Hầu hết các trang thuật vào sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao. Đó là trang trại tổng hợp vừa nuôi gà, vừa trồng bưởi, sử dụng công nghệ tưới tự động của gia đình anh Hoàng Văn Trưởng ở xã Minh Khương; là trang trại của anh Lương Viết Tiếp ở xã Minh Hương, anh Lợi Minh Hòa ở xã Thành Long… Tại các trang trại trồng cam sành ở các xã Phù Lưu, Tân Thành, Yên Phú…, đồng bào áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất, vừa giúp cây khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh, vừa cho sản lượng cao.

Hàm Yên phát triển kinh tế trang trại ảnh 3Để kinh tế trang trại phát triển bền vững, các chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Hàm Yên được hướng dẫn sản xuất theo chuỗi liên kết giúp nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế. Ảnh: An Thành Đạt

Chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi của anh Bùi Đắc Điệp ở thôn 1 Thái Thủy, xã Thái Sơn. Trên tổng diện tích gần 13.000 m2 , anh vừa nuôi lợn rừng, gà, vừa thả cá giống để cung cấp cho đồng bào trong vùng. Đưa chúng tôi đi một vòng trang trại, anh Điệp vui vẻ chia sẻ: “Làm kinh tế trang trại rất hiệu quả. Năm 2015, gia đình tôi bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để làm trang trại. Sản phẩm có đầu ra ổn định nên cuộc sống khá hơn trước rất nhiều”.

Hàm Yên phát triển kinh tế trang trại ảnh 4Trên tổng diện tích gần 13.000 m2 , anh Bùi Đắc Điệp ở thôn 1 Thái Thủy, xã Thái Sơn vừa nuôi lợn rừng, gà, vừa thả cá giống để cung cấp cho người dân trong vùng. Ảnh: An Thành Đạt
Hàm Yên phát triển kinh tế trang trại ảnh 5Cán bộ nông nghiệp huyện Hàm Yên trao đổi với bà con phương pháp phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Ảnh: An Thành Đạt
Hàm Yên phát triển kinh tế trang trại ảnh 6Vườn trồng chanh tứ mùa tại xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: An Thành Đạt

Hàm Yên phát triển KTTT không chỉ mang lại thu nhập cao cho các chủ trang trại mà còn góp phần tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động với mức thu nhập bình quân 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Đây là nguồn động viên to lớn để đồng bào tiếp tục phát triển KTTT theo hướng bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Hoàng Tâm – An Thành Đạt – Quang Cường

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm