Hà Tiên - vùng đất giàu tiềm năng

Hà Tiên - vùng đất giàu tiềm năng
Người dân trao đổi, mua bán thủy hải sản tại chợ cá Hà Tiên - một nét đặc trưng của vùng biển Tây Nam. Ảnh: An Hiếu
Người dân trao đổi, mua bán thủy hải sản tại chợ cá Hà Tiên - một nét đặc trưng của vùng biển Tây Nam. Ảnh: An Hiếu 

Thành phố trẻ giàu tiềm năng

Hơn 300 năm hình thành tên đất, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, tháng 11/2018 vừa qua, thị xã Hà Tiên chính thức được nâng tầm trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Nằm bên bờ vịnh Thái Lan, thành phố Hà Tiên lâu nay được ví như một đất nước Việt Nam thu nhỏ nhờ có địa hình đa dạng gồm: đồng bằng, biển đảo, đồi núi, biên giới… Người Hà Tiên luôn tự hào sở hữu vùng đất danh tiếng này với nhiều thắng cảnh như: Thạch Động, Đá Dựng, núi Pháo Đài, núi Bình San, bãi biển Mũi Nai, đầm Đông Hồ…

Cầu Tô Châu (thành phố Hà Tiên) lung linh ánh đèn về đêm. Ảnh: An Hiếu
Cầu Tô Châu (thành phố Hà Tiên) lung linh ánh đèn về đêm. Ảnh: An Hiếu 

Bờ biển Hà Tiên đẹp bậc nhất vùng Nam Bộ, trải dài 26 km cùng hàng chục hòn đảo lớn nhỏ, trong đó quần đảo Hải Tặc (xã đảo Tiên Hải) nằm cách đất liền 20 km còn vẹn nguyên vẻ hoang sơ, môi trường trong lành, rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái biển đảo. Bên cạnh các danh lam thắng cảnh, Hà Tiên còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn với những giai thoại, truyền thuyết về thời mở đất, xây dựng và bảo vệ quê hương của 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer.

Một góc thành phố Hà Tiên (Kiên Giang), nơi 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer đã cư trú lâu đời. Ảnh: An Hiếu
Một góc thành phố Hà Tiên (Kiên Giang), nơi 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer đã cư trú lâu đời. Ảnh: An Hiếu 

Thành phố Hà Tiên luôn chú trọng gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của đồng bào Khmer. Ảnh: An Hiếu
Thành phố Hà Tiên luôn chú trọng gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của đồng bào Khmer. Ảnh: An Hiếu 

Hà Tiên còn là cửa ngõ đường biển đến một số nước trong khu vực như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia…, có cửa khẩu quốc tế nằm tiếp giáp nước bạn Campuchia cả trên đất liền và trên biển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậu với Campuchia; kết nối với Thái Lan qua đường thủy, đường bộ theo tuyến đường Xuyên Á và vịnh Thái Lan. Người Hà Tiên vốn hiền lành, chất phác, trọng nghĩa và mến khách, trong sinh hoạt còn giữ được nét mộc mạc, ôn hòa. Đây là những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của đất và người Hà Tiên, đã bao đời người dân nơi đây luôn trân trọng, giữ gìn và phát huy, làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa tại Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, đầu mối giao thương, xuất nhập khẩu các sản phẩm sản xuất tại các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: An Hiếu
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa tại Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, đầu mối giao thương, xuất nhập khẩu các sản phẩm sản xuất tại các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: An Hiếu 

Động lực thúc đẩy kinh tế phát triển

Tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế về địa hình, cảnh quan thiên nhiên, thành phố Hà Tiên chú trọng phát triển du lịch và kinh tế cửa khẩu, coi đó là những động lực chính để phát triển kinh tế. Hà Tiên đã vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật, tạo môi trường thông thoáng nhằm thu hút đầu tư phát triển hạ tầng, dịch vụ du lịch. Thành phố đã tổ chức kết nối đồng bộ tam giác du lịch Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc và các vùng trọng điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại - du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; triển khai thêm nhiều loại hình dịch vụ du lịch kết hợp với du lịch văn hóa tâm linh như: tổ chức tour tham dự lễ hội truyền thống, tour du lịch liên kết với nước bạn Campuchia, du lịch tâm linh…

Du khách tham quan, tìm hiểu cuộc sống của người Hà Tiên bằng xe lôi đạp, còn gọi là xe vua. Ảnh: An Hiếu Thắng cảnh Thạch Động ở phường Mỹ Đức là một trong mười thắng cảnh đẹp của đất Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu Hoàng hôn trên bãi biển Mũi Nai (Hà Tiên), bãi biển vào loại đẹp nhất ở cả hai bờ biển Đông và Tây của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: An Hiếu
Du khách tham quan, tìm hiểu cuộc sống của người Hà Tiên bằng xe lôi đạp, còn gọi là xe vua. Ảnh: An Hiếu 
 
Du khách tham quan, tìm hiểu cuộc sống của người Hà Tiên bằng xe lôi đạp, còn gọi là xe vua. Ảnh: An Hiếu Thắng cảnh Thạch Động ở phường Mỹ Đức là một trong mười thắng cảnh đẹp của đất Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu Hoàng hôn trên bãi biển Mũi Nai (Hà Tiên), bãi biển vào loại đẹp nhất ở cả hai bờ biển Đông và Tây của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: An Hiếu
Thắng cảnh Thạch Động ở phường Mỹ Đức là một trong mười thắng cảnh đẹp của đất Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu 
 
Du khách tham quan, tìm hiểu cuộc sống của người Hà Tiên bằng xe lôi đạp, còn gọi là xe vua. Ảnh: An Hiếu Thắng cảnh Thạch Động ở phường Mỹ Đức là một trong mười thắng cảnh đẹp của đất Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu Hoàng hôn trên bãi biển Mũi Nai (Hà Tiên), bãi biển vào loại đẹp nhất ở cả hai bờ biển Đông và Tây của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: An Hiếu
Hoàng hôn trên bãi biển Mũi Nai (Hà Tiên), bãi biển vào loại đẹp nhất ở cả hai bờ biển Đông và Tây của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: An Hiếu 
Ông Phạm Văn Xuân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Tiên cho biết: Hà Tiên đã và đang đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến hoạt động thương mại - du lịch; tôn tạo cảnh quan các khu, điểm du lịch; tiếp tục chỉnh trang đô thị, từng bước nâng cấp thành phố tương xứng với vai trò là hạt nhân phát triển bền vững ở vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc… Cụ thể, Hà Tiên đã đưa vào hoạt động tuyến tàu cao tốc Hà Tiên - Tiên Hải; vận động các doanh nghiệp mở thêm 5 tuyến giao thông đường bộ đến Hà Tiên; chính thức công bố quần đảo Hải Tặc là khu du lịch mới... Với những bước đi vững chắc, hoạt động thương mại - du lịch của Hà Tiên diễn ra nhộn nhịp. Năm 2018, Hà Tiên đón trên 2,5 triệu lượt khách, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt hơn 1.400 tỷ đồng, tăng gấp 60 lần so với năm 1998. Năm 2019, Hà Tiên đặt mục tiêu thu hút 2,6 triệu lượt khách, doanh thu từ thương mại - dịch vụ - du lịch đạt gần 12.000 tỷ đồng.

“Hà Tiên đã và đang đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại - du lịch; tôn tạo cảnh quan các khu, điểm du lịch; tiếp tục chỉnh trang đô thị, từng bước nâng cấp thành phố tương xứng với vai trò là hạt nhân phát triển bền vững ở vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc…” - Ông Phạm Văn Xuân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Tiên (Kiên Giang). Ảnh: An Hiếu
“Hà Tiên đã và đang đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại - du lịch; tôn tạo cảnh quan các khu, điểm du lịch; tiếp tục chỉnh trang đô thị, từng bước nâng cấp thành phố tương xứng với vai trò là hạt nhân phát triển bền vững ở vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc…” - Ông Phạm Văn Xuân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Tiên (Kiên Giang). Ảnh: An Hiếu 

Không chỉ tập trung phát triển thương mại - du lịch, thành phố Hà Tiên còn chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các doanh nghiệp mua bán, trao đổi, lưu thông hàng hóa với nước bạn Campuchia, góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước. Mới đây, thành phố Hà Tiên và tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành thủ tục trình các Bộ, Ngành của Trung ương và Chính phủ xem xét quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên với tổng diện tích quy hoạch 1.600 ha, được tổ chức thành các khu chức năng: khu phi thuế quan, khu cửa khẩu quốc tế, khu công nghiệp, khu du lịch, khu hành chính, khu dân cư và các khu chức năng khác.

Tàu thuyền qua lại tấp nập tại khu vực bến tàu Hà Tiên thuộc phường Tô Châu, thành phố Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu Trái thốt nốt - sản vật đặc trưng của đồng bào Khmer ở thành phố Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu Nghề nuôi cá lồng bè trên vùng biển thuộc xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, vừa là sinh kế của người dân vừa là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: An Hiếu
Tàu thuyền qua lại tấp nập tại khu vực bến tàu Hà Tiên thuộc phường Tô Châu, thành phố Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu 
 
Tàu thuyền qua lại tấp nập tại khu vực bến tàu Hà Tiên thuộc phường Tô Châu, thành phố Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu Trái thốt nốt - sản vật đặc trưng của đồng bào Khmer ở thành phố Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu Nghề nuôi cá lồng bè trên vùng biển thuộc xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, vừa là sinh kế của người dân vừa là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: An Hiếu
Trái thốt nốt - sản vật đặc trưng của đồng bào Khmer ở thành phố Hà Tiên.
Ảnh: An Hiếu

 
Tàu thuyền qua lại tấp nập tại khu vực bến tàu Hà Tiên thuộc phường Tô Châu, thành phố Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu Trái thốt nốt - sản vật đặc trưng của đồng bào Khmer ở thành phố Hà Tiên. Ảnh: An Hiếu Nghề nuôi cá lồng bè trên vùng biển thuộc xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, vừa là sinh kế của người dân vừa là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: An Hiếu
Nghề nuôi cá lồng bè trên vùng biển thuộc xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, vừa là sinh kế của người dân vừa là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: An Hiếu 

Hà Tiên hôm nay đang thực sự chuyển mình, khẳng định vị thế của một thành phố trẻ ở vùng biên cương của Tổ quốc.
 
Thu Hương - An Hiếu

Có thể bạn quan tâm