Hà Quảng nỗ lực xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc

Đến xóm Cốc Cuổi, xã Đa Thông, huyện Hà Quảng (Cao Bằng), tận mắt chứng kiến các thầy, cô giáo cầm tay chỉ từng nét chữ cho học viên ở lớp học xóa mù chữ do Hội phụ nữ huyện Hà Quảng tổ chức mới thấy được nhiệt huyết, sự tận tụy với nghề của những người “gieo” chữ ở bản làng vùng cao. Hình ảnh các học viên lớn tuổi ê a đánh vần, tay nắn nót viết từng con chữ khiến không ít người xúc động.

Ha Quang no luc xoa mu chu cho dong bao dan toc hinh anh 1Khoảng 80% số người biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều kiến thức khác nhau nhằm củng cố vững chắc kết quả biết chữ. Ảnh: Hoàng Hà

Là huyện miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, không ít đồng bào dân tộc ở Hà Quảng từ nhỏ đã không được đi học hoặc học hành dở dang. Để giải quyết thực trạng này, Hà Quảng đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào tuyên truyền, vận động đồng bào ra lớp học, củng cố hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng để tổ chức các lớp xóa mù chữ.

Ha Quang no luc xoa mu chu cho dong bao dan toc hinh anh 2Huyện Hà Quảng luôn đổi mới công tác quản lý lớp học xóa mù chữ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác xóa mù chữ. Ảnh: Hoàng Hà
Ha Quang no luc xoa mu chu cho dong bao dan toc hinh anh 3Lễ bế giảng lớp xóa mù chữ xóm Cốc Cuổi, xã Đa Thông do Hội phụ nữ huyện Hà Quảng tổ chức. Ảnh: Hoàng Hà

9 tháng đầu năm 2020, Hà Quảng đã tổ chức 4 lớp xóa mù chữ cho 102 người trong độ tuổi từ 15 - 60, nâng tỷ lệ biết chữ đạt trên 94%; 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn chống mù chữ giai đoạn 2014 - 2020.

Hoàng Hà

Tin liên quan

Mã Trà Quyên - Cô giáo người Nùng "gieo chữ" ở miền Đông đất đỏ

Về xã vùng xa Tân Phước của huyện Phú Riềng (Bình Phước), nhiều thế hệ học sinh từng học ở đây vẫn còn nhớ như in người “lái đò” tận tụy - cô giáo Mã Trà Quyên (42 tuổi), Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Phú. Hơn 13 năm công tác ở vùng đất đỏ miền Đông, cô giáo người dân tộc Nùng đã để lại hình ảnh người giáo viên yêu nghề, mến trò trong lòng nhiều lớp học sinh cũng như người dân địa phương nơi đây.


“Gieo chữ” nơi biên giới Thèn Chu Phìn

Thuộc địa phận xã biên giới Thèn Chu Phìn, nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) 14 km, đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn nhưng các thầy, cô giáo cùng các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Tiểu học và Trung học cơ sở Thèn Chu Phìn vẫn kiên trì trên hành trình đến với con chữ.


Nỗ lực "gieo chữ" ở vùng cao Hà Giang mùa dịch COVID-19

Do tình hình dịch COVID-19 phức tạp, đến nay học sinh các cấp trên cả nước đã phải nghỉ học nhiều ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là với các em học sinh lớp 1 vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các em mới chỉ đang làm quen với việc đánh vần từng câu, từng từ của môn Tiếng Việt. Trong thời gian nghỉ ở nhà, các em chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, do vậy việc gieo chữ nơi vùng cao Hà Giang của các thầy, cô giáo cắm bản cần nhiều nỗ lực hơn bao giờ hết.



Đề xuất