Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác xây dựng nông thôn mới quý I/2019

Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác xây dựng nông thôn mới quý I/2019
Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU, tính đến hết quý I/2019, Hà Nội có 323/386 xã (chiếm 83,68% tổng số xã) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 3 xã của huyện Đan Phượng gồm: Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2018. Hà Nội hiện có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức. Thành phố đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình Trung ương thẩm định, công nhận 3 huyện: Quốc Oai, Gia Lâm, Phúc Thọ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018; chỉ đạo các huyện: Thạch Thất, Sóc Sơn, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây hoàn thiện các tiêu chí đề nghị công nhận huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Với kết quả này, Hà Nội tiếp tục giữ vững vị thế là địa phương dẫn đầu của cả nước trong xây dựng nông thôn mới.
Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU trong quý I/2019. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, tính đến hết quý I/2019, Hà Nội đã có 4 huyện được Thủ tướng Chính phủ trao bằng công nhận “Huyện nông thôn mới” gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức; 3 huyện: Quốc Oai, Gia Lâm, Phúc Thọ đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền xét công nhận.
Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội
Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao kết quả thực hiện
Chương trình 02-CTr/TU trong quý I/2019.
Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU trong quý I/2019. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, tính đến hết quý I/2019, Hà Nội đã có 4 huyện được Thủ tướng Chính phủ trao bằng công nhận “Huyện nông thôn mới” gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức; 3 huyện: Quốc Oai, Gia Lâm, Phúc Thọ đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền xét công nhận.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Chu Phú Mỹ cho biết, tính đến hết quý I/2019, Hà Nội đã có 4 huyện
được Thủ tướng Chính phủ trao bằng công nhận “Huyện nông thôn mới”
gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức;
3 huyện: Quốc Oai, Gia Lâm, Phúc Thọ đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ,
trình cơ quan có thẩm quyền xét công nhận.
Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU trong quý I/2019, nhất là công tác huy động kinh phí cho chương trình. Từ năm 2016 đến nay, 12/12 quận đã hỗ trợ các huyện ngoại thành gần 440 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU như: dịch tả lợn châu Phi bùng phát ảnh hưởng lớn đến sản xuất của các hộ chăn nuôi; một số công trình hạ tầng được đầu tư nhưng sử dụng chưa hiệu quả; một số nơi còn ô nhiễm môi trường...
Nhân dịp này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã trao Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho 19 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2018.
Nhân dịp này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã trao Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho 19 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2018.
Nhân dịp này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội
Ngô Thị Thanh Hằng đã trao Bằng khen của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cho 19 tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức
xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2018. 
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm sớm khống chế dịch bệnh. Đối với 12 quận, huyện đã phát sinh dịch bệnh, cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nguy cơ lây lan, thực hiện hỗ trợ kịp thời cho hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy theo chỉ đạo của thành phố. Các địa phương phải thành lập các đoàn đi tới từng thôn, xã để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh nhằm ổn định đàn gia súc. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; chú trọng công tác phòng, chống thiên tai; triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm; tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của thành phố, giai đoạn 2010 - 2020; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới; tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới đảm bảo chất lượng, bền vững, đồng bộ, hiệu quả, gắn kết với phát triển du lịch, phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Thực hiện: Nguyễn Hoàng

Có thể bạn quan tâm