Hà Nội thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Ngày 20/9, tại Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị”.

Tại buổi tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, đến nay, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã xây dựng được 159 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông sản. Ngoài ra, Hà Nội đã phối hợp với 21 tỉnh, thành phố cung cấp nông sản cho Hà Nội, xây dựng được 926 chuỗi, chiếm 48% tổng số chuỗi trên cả nước. Các khách mời cho rằng, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị sẽ tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, người tiêu dùng được lợi, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân đạt hiệu quả kinh tế và Nhà nước cũng làm tốt hơn công tác quản lý.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, từ ý kiến của các chuyên gia và nông dân tại tọa đàm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tổng hợp, tiếp thu, tham mưu thành phố sửa đổi các cơ chế, chính sách để nông nghiệp phát triển sản xuất an toàn, bền vững, hiệu quả hơn, đặc biệt đối với các nhóm hộ và hợp tác xã có tiềm lực về tài chính, quy mô sản xuất, công nghệ chế biến còn yếu.

Ha Noi thuc day san xuat nong nghiep theo chuoi gia tri hinh anh 1Quang cảnh buổi tọa đàm khuyến nông với chủ đề “Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị”.

Trung Xuân

Tin liên quan

Mã số vùng nuôi - Giải pháp hữu hiệu nâng cao chuỗi giá trị ngành tôm

Theo quy định của Luật Thủy sản 2017, tôm sú, tôm thẻ chân trắng cùng với một số đối tượng thủy sản nuôi khác, các cơ sở nuôi phải đăng ký và được cấp mã số cơ sở nuôi. Đây là quy định bắt buộc nhằm đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của thị trường nhập khẩu. Việc cấp mã số nuôi còn góp phần nâng cao giá trị tôm nuôi khi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Quy định thì thế, nhưng việc cấp mã số cơ sở nuôi tôm để phục vụ truy xuất nguồn gốc của tỉnh Bạc Liêu thời gian qua vẫn gặp rất nhiều khó khăn, kết quả đạt được thấp.


OCOP - thúc đẩy chuỗi giá trị địa phương

Sau 2 năm triển khai trên phạm vi toàn quốc, đến nay Chương trình OCOP đã có những kết quả vượt bậc về số lượng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dần hình thành nhóm sản phẩm đặc sản của từng vùng, thúc đẩy chuỗi giá trị địa phương. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.



Đề xuất