Hà Nội quyết tâm phát triển nông nghiệp đúng tầm, đúng hướng

Hà Nội quyết tâm phát triển nông nghiệp đúng tầm, đúng hướng
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: An Đăng
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: An Đăng
Tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đánh giá cao sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) với Thành phố Hà Nội trong những vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới… Những năm qua, mặc dù nông nghiệp Hà Nội phát triển nhanh với tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng vẫn dưới tiềm năng. Các sản phẩm nông, lâm sản, thực phẩm của Hà Nội mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thị trường, giá trị sản xuất, xuất khẩu chưa cao, chủ yếu vẫn là thị trường nội địa. Hà Nội hiện có khoảng 3,7 triệu dân sống ở nông thôn, trong đó có 27% làm và thu nhập từ nông nghiệp. Tuy nhiên, giá trị nông nghiệp công nghệ cao mới chiếm 20%.
Sản xuất nông nghiệp Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực theo hướng hiện đại, hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Thông Thiện Đời sống nông dân ngoại thành Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2016 đạt 36 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Thông Thiện
Sản xuất nông nghiệp Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực
theo hướng hiện đại, hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng cao.
Ảnh: Thông Thiện
Sản xuất nông nghiệp Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực theo hướng hiện đại, hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Thông Thiện Đời sống nông dân ngoại thành Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2016 đạt 36 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Thông Thiện
Đời sống nông dân ngoại thành Hà Nội không ngừng
được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2016 đạt 36 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Thông Thiện 
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nêu quyết tâm, Hà Nội sẽ tập trung cho hàng hóa có chất lượng, hướng mạnh tới thị trường xuất khẩu và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, quyết định thành công hay thất bại trong sản xuất nông nghiệp. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đặc biệt quan tâm đến việc ô nhiễm môi trường, rác thải, bụi không khí và các dòng sông. Thành phố đang tìm các giải pháp và đầu tư nguồn lực để làm sống dậy các dòng sông lớn, giúp việc lưu thông dòng nước, thau rửa ô nhiễm tốt hơn… Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Hà Nội có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp vì Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm về nhiều mặt, được trung ương và các bộ, ngành đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, Hà Nội cũng đã xác định được các khó khăn, đặc thù riêng và đã xây dựng được chiến lược để phát triển đúng hướng, trong đó phát triển sản phẩm có lựa chọn. Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT cần tiếp tục quan tâm, tháo gỡ vướng mắc cho Hà Nội trong những vấn đề liên quan tới công tác quản lý, sử dụng đất bãi ven sông, đầu tư xây dựng hệ thống đê điều, thủy lợi; xây dựng các nông trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật; giết mổ, chế biến, gia tăng các chuỗi chế biến, đóng gói làm hấp dẫn sản phẩm…
Năm 2016, ngành nông nghiệp Hà Nội đã lập được 37 dự án xây dựng hạ tầng cơ sở vùng rau an toàn tập trung. Tổng diện tích canh tác rau của Hà Nội được mở rộng lên 12.000 ha, sản lượng đạt gần 600.000 tấn/năm với hơn 40 chủng loại rau khác nhau, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của toàn thành phố. Ảnh: Trần Huấn Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích trên 30.840 ha. Năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là 21.131 ha, tổng sản lượng đạt 110.000 tấn, tăng 9,7% so với năm 2015. Ảnh: Trịnh Văn Bộ
Năm 2016, ngành nông nghiệp Hà Nội đã lập được 37 dự án
xây dựng hạ tầng cơ sở vùng rau an toàn tập trung. Tổng diện tích canh tác
rau của Hà Nội được mở rộng lên 12.000 ha, sản lượng đạt gần 600.000 tấn/năm với hơn 40 chủng loại rau khác nhau, đáp ứng được khoảng 60%
nhu cầu rau xanh của toàn thành phố. Ảnh: Trần Huấn
Năm 2016, ngành nông nghiệp Hà Nội đã lập được 37 dự án xây dựng hạ tầng cơ sở vùng rau an toàn tập trung. Tổng diện tích canh tác rau của Hà Nội được mở rộng lên 12.000 ha, sản lượng đạt gần 600.000 tấn/năm với hơn 40 chủng loại rau khác nhau, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của toàn thành phố. Ảnh: Trần Huấn Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích trên 30.840 ha. Năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là 21.131 ha, tổng sản lượng đạt 110.000 tấn, tăng 9,7% so với năm 2015. Ảnh: Trịnh Văn Bộ
Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng nuôi trồng thủy sản
với tổng diện tích trên 30.840 ha. Năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản
của Hà Nội là 21.131 ha, tổng sản lượng đạt 110.000 tấn,
tăng 9,7% so với năm 2015. Ảnh: Trịnh Văn Bộ
Về vấn đề phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhận định, trong năm 2016, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng, ban hành và triển khai rất sớm, với tinh thần chủ động và quyết liệt Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020". Hà Nội phấn đấu trong năm 2017 có vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao; mỗi huyện có ít nhất 1 điểm ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ cao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh hỗ trợ nông dân đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật từ khâu giống đến sản xuất, sơ chế và chế biến, bảo quản sản phẩm. Ảnh: Thông Thiện
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp
với các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh hỗ trợ nông dân đầu tư áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật từ khâu giống đến sản xuất, sơ chế và chế biến,
bảo quản sản phẩm. Ảnh: Thông Thiện
Hiện Hà Nội đã có dự án quy mô 100 ha ở Hoa Lâm Viên (Đông Anh). Dự án này đã triển khai nhiều năm nhưng hiện nay thành phố đang chờ thỏa thuận cuối cùng của Bộ NN&PTNT để thành phố triển khai giải phóng mặt bằng. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Bộ NN&PTNT sớm thỏa thuận cho Hà Nội để triển khai dự án. Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ NN&PTNT quan tâm hồ sơ Hà Nội đã trình. Về cung ứng thực phẩm an toàn, Hà Nội kiến nghị Bộ NN&PTNT kết nối với các tỉnh, thành phố cung ứng chuỗi sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hà Nội…
Nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tập trung đang được đầu tư ở các huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Trịnh Văn Bộ Xây dựng đường giao thông nông thôn tại xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Nội theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Thanh Tùng Nhờ có Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020", hệ thống giao thông của nhiều xã ngoại thành Hà Nội đã và đang được nâng cấp, sửa chữa. Ảnh: Thông Thiện
Nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tập trung
đang được đầu tư ở các huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Trịnh Văn Bộ
Nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tập trung đang được đầu tư ở các huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Trịnh Văn Bộ Xây dựng đường giao thông nông thôn tại xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Nội theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Thanh Tùng Nhờ có Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020", hệ thống giao thông của nhiều xã ngoại thành Hà Nội đã và đang được nâng cấp, sửa chữa. Ảnh: Thông Thiện
Xây dựng đường giao thông nông thôn tại xã Tản Hồng,
huyện Ba Vì, Hà Nội theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Thanh Tùng
Nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tập trung đang được đầu tư ở các huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Trịnh Văn Bộ Xây dựng đường giao thông nông thôn tại xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Nội theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Thanh Tùng Nhờ có Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020", hệ thống giao thông của nhiều xã ngoại thành Hà Nội đã và đang được nâng cấp, sửa chữa. Ảnh: Thông Thiện
Nhờ có Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống
nông dân giai đoạn 2016 - 2020", hệ thống giao thông của nhiều xã ngoại thành Hà Nội đã và đang được nâng cấp, sửa chữa. Ảnh: Thông Thiện 
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những kết quả Hà Nội đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Hà Nội là địa bàn lớn về nông nghiệp không chỉ của miền Bắc mà là của cả nước. Nhờ sự tập trung chỉ đạo, đầu tư nguồn lực, 5 năm qua, Hà Nội đã đầu tư 72.000 tỷ đồng cho việc xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn và đời sống nhân dân được nâng cao. Về 13 kiến nghị của Hà Nội, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các bộ liên quan, đề xuất Chính phủ, Quốc hội cùng vào cuộc tháo gỡ, tạo thuận lợi cho ngành Nông nghiệp Thủ đô phát triển nhanh, mạnh, bền vững…
 Bài: Nguyễn Hoàng (tổng hợp) 

Có thể bạn quan tâm