Hà Nội phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản

Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau sạch của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau sạch của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Những năm vừa qua, để quản lý nguồn gốc nông sản, thực phẩm trên thị trường và minh bạch thông tin tới người tiêu dùng, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản. Qua đó, giúp người tiêu dùng được bảo vệ sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp…

Hà Nội phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản ảnh 1Những năm vừa qua, Hà Nội phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản giúp doanh nghiệp cùng với người tiêu dùng ngăn chặn được các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bày bán trên thị trường.

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương (huyện Đông Anh) cho biết, năm 2017, hợp tác xã bắt tay vào mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi liên kết, toàn bộ sản phẩm của hợp tác xã được giám sát theo quy trình sản xuất chặt chẽ từ khi trồng đến chăm sóc, sơ chế, đóng gói sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt, 100% sản phẩm rau, củ, quả của hợp tác xã sau khi được thu hoạch và sơ chế đóng gói đều được dán tem QR code, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm thông qua điện thoại thông minh có kết nối Internet.

Hà Nội phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản ảnh 2Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương (huyện Đông Anh) cho biết, 100% sản phẩm rau, củ, quả của hợp tác xã sau khi được thu hoạch và sơ chế đóng gói đều được dán tem QR code, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm thông qua điện thoại thông minh có kết nối Internet.

Ông Hoàng Văn Khảm - Giám đốc Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ) thông tin: Sau khi thực hiện truy xuất nguồn gốc, sản phẩm của hợp tác xã được đối tác và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Hiện nay, bình quân mỗi năm hợp tác xã cung cấp trên 700 tấn rau, quả an toàn cho thị trường. Hằng ngày, sau khi thu hoạch tại ruộng, rau được đưa về kho phân loại, sơ chế, dán tem truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, việc ứng dụng hệ thống thông tin điện tử, sử dụng mã QR code truy xuất nguồn gốc còn nâng cao kiến thức, ý thức, trách nhiệm của người dân trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng.

Hà Nội phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản ảnh 3“Quy trình xác thực chống hàng giả” tại Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (IDE) nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và những nhà sản xuất chân chính.
Hà Nội phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản ảnh 4Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau sạch của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Đánh giá về hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản của Hà Nội, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết: “Hiện nay, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục phát triển “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội” với địa chỉ tên miền www://check.hanoi.gov.vn. Tính đến hết quý I/2022, hệ thống này đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho 3.109 cơ sở là các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông lâm sản và thủy sản. Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã cấp 10.952 bộ mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ tiêu chí về an toàn thực phẩm lên hệ thống để người tiêu dùng lựa chọn. Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc này sẽ giúp doanh nghiệp cùng với người tiêu dùng ngăn chặn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trên thị trường. Qua đó, người sản xuất và doanh nghiệp phân phối thực phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển thực phẩm…”.

Hà Nội phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản ảnh 5Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã cấp 10.952 bộ mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ tiêu chí về an toàn thực phẩm lên hệ thống để người tiêu dùng lựa chọn.
Hà Nội phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản ảnh 6Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin từ nơi sản xuất ban đầu đến sản phẩm cuối cùng, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.

Ông Chú Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thông tin: “Thời gian tới, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan phát triển, quản lý “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội” với mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thiện, tích hợp, kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; tiếp tục tham mưu thành phố để có cơ chế hỗ trợ các cơ sở kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn có truy xuất tham gia hệ thống. Bên cạnh đó là thúc đẩy địa phương hỗ trợ thủ tục đăng ký mã số, mã vạch, mã QR cho các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động về truy xuất nguồn gốc…”.

Hà Nội phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản ảnh 7Để quản lý nguồn gốc nông sản, thực phẩm trên thị trường và minh bạch thông tin tới người tiêu dùng, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản.
Hà Nội phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản ảnh 8Hà Nội là địa phương thường xuyên quan tâm tới công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Thực hiện: Thu Giang, TL BADT&MN

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm