Hà Nội nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, thành phố Hà Nội có 110 hồ chứa nước thủy lợi và 2.129 trạm bơm với 19.233 km của 2.049 tuyến kênh mương thuỷ lợi, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 196.707 ha diện tích đất nông nghiệp, trên 332.889 ha diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố.

Giai đoạn 2016 - 2020, thành phố đã đầu tư hơn 7.689 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa 61 công trình thủy lợi để nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác hệ thống thuỷ lợi, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phòng chống thiên tai.

Cách đây chưa lâu, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 1679 QĐ/UBND về phê duyệt danh mục các công trình thủy lợi thuộc cấp thành phố quản lý; trong đó, có 739 trạm bơm, trạm bơm tưới 325, trạm bơm tiêu 163, trạm bơm tưới tiêu kết hợp 177, trạm bơm dã chiến 74.

Các công trình kênh mương bao gồm kênh và các công trình thủy lợi trong phạm vi bảo vệ kênh với tổng số 2.049 công trình có tổng chiều dài 3.424 km; trong đó, kênh tưới 1,145 tuyến, chiều dài 1.496 km; kênh tiêu 685 tuyến, chiều dài 1.258 km; kênh tưới, tiêu kết hợp với 219 tuyến, chiều dài 669 km. Cùng đó là 28 công trình hồ chứa nước, 6 bai, đập dâng.

Đối với danh mục công trình thủy lợi phân cấp được giao UBND các quận, huyện, thị xã quản lý gồm công trình trạm bơm có 1.390 trạm; trong đó, có 937 trạm bơm tưới, 100 trạm bơm tiêu và 136 trạm kết hợp tưới, tiêu cùng 217 trạm bơm dã chiến...

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và tổ chức khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tổ chức thực hiện bàn giao, nhận bàn giao nguyên trạng các công trình thủy lợi theo danh mục tại Quyết định này để thực hiện đầu tư, quản lý sau đầu tư theo quy định.

Cùng đó, UBND thành phố yêu cầu các địa phương, đơn vị được giao quản lý khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo duy trì và phát huy năng lực của hệ thống công trình thủy lợi; kịp thời phục vụ sản xuất, dân sinh, phát triển kinh tế và phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật và thành phố.

Ha Noi nang cao hieu qua cong trinh thuy loi phuc vu san xuat nong nghiep hinh anh 1Cán bộ Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội kiểm tra thực tế tiến độ thi công công trình nâng cấp, cải tạo hệ thống tưới và Trạm bơm Đông Sơn, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Ha Noi nang cao hieu qua cong trinh thuy loi phuc vu san xuat nong nghiep hinh anh 2
Ha Noi nang cao hieu qua cong trinh thuy loi phuc vu san xuat nong nghiep hinh anh 3Công trình nâng cấp, cải tạo hệ thống tưới và Trạm bơm Đông Sơn, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Ha Noi nang cao hieu qua cong trinh thuy loi phuc vu san xuat nong nghiep hinh anh 4Một góc hồ thuỷ lợi Đồng Sương thuộc xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Ha Noi nang cao hieu qua cong trinh thuy loi phuc vu san xuat nong nghiep hinh anh 5
Ha Noi nang cao hieu qua cong trinh thuy loi phuc vu san xuat nong nghiep hinh anh 6Hồ thuỷ lợi Đồng Sương thuộc xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ dung tích hơn 10 triệu m3, cung cấp nước tưới cho 2.100 ha lúa 2 vụ của các xã Trần Phú, Hữu Văn, Mỹ Lương, Đồng Lạc của huyện Chương Mỹ. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Vũ Sinh


Tin liên quan

Hà Nội đẩy mạnh trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang hình thành một số mô hình trồng hoa công nghệ cao (CNC) cho thu nhập hàng tỷ đồng/ha/năm. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay toàn thành phố có khoảng 2.700 ha trồng hoa, trong đó có hơn 50 vùng trồng hoa có quy mô 20 ha/vùng.



Đề xuất