Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của thành phố Hà Nội vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân. Phóng viên Báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM thành phố Hà Nội xung quanh nội dung này…

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 1Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội. Ảnh: Long Nguyễn

- Phóng viên: Xin ông đánh giá những kết quả nổi bật về công tác xây dựng NTM của thành phố Hà Nội thời gian vừa qua?
+ Ông Nguyễn Văn Chí: Có thể nói, dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển khu vực nông thôn. Tuy vậy, Hà Nội vẫn chỉ đạo sát sao các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 2Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan (áo sọc xanh), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ (thứ hai, từ bên trái) cùng Đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Ảnh: Long Nguyễn

Đến nay, Hà Nội đã có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong số 6 huyện chưa về đích, hiện nay, huyện Phú Xuyên đã hoàn thiện hồ sơ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020, trình Hội đồng Thẩm định Trung ương xem xét, thẩm định. Các huyện Chương Mỹ, Mê Linh, Ứng Hòa phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2021. Hai huyện Ba Vì, Mỹ Đức phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2022.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 3Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (thứ hai, từ trái sang phải) cùng Đoàn công tác của thành phố Hà Nội kiểm tra việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Trong ảnh: Đoàn đến thăm, kiểm tra sản xuất tại Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn. Ảnh: Long Nguyễn

Toàn thành phố đã có 368/382 xã đạt chuẩn NTM, 29 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong số 14 xã chưa hoàn thành NTM, có 2 xã là Vân Hòa và Ba Vì thuộc huyện Ba Vì đã đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, công nhận đạt chuẩn. Còn lại 12 xã của các huyện Mỹ Đức, Ba Vì đều đạt 15 - 18 tiêu chí, phấn đấu trình thành phố đánh giá trước ngày 30/9/2021.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 4Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (thứ ba, từ phải qua trái) cùng Đoàn công tác của thành phố Hà Nội kiểm tra việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội). Trong ảnh: Đoàn tới thăm Trường mầm non Yên Sở ở xã Yên Sở. Ảnh: Long Nguyễn

- Phóng viên: Thưa ông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Ông có thể chia sẻ những cơ sở để Hà Nội đánh giá xã đạt chuẩn NTM?
+ Ông Nguyễn Văn Chí: Cụ thể hóa các quy định của Trung ương và từ thực tiễn, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định về công nhận xã đạt chuẩn NTM, đó là Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020; Quyết định số 3745/QĐ-UBND ngày 11/7/2019 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu về lĩnh vực môi trường, an ninh trật tự, văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, tổ chức sản xuất, du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2020. Trên cơ sở Bộ tiêu chí của Trung ương và thành phố Hà Nội ban hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và thực hiện xây dựng NTM.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 5Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất, nhân rộng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Đại Áng, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Hữu Hòa. Trong ảnh: Xã Đại Áng, huyện Thanh Trì đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Đình Huệ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao cách làm bài bản của Hà Nội đó là không có tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ tiêu chí NTM, trong khi đó một số chỉ tiêu, tiêu chí NTM của thành phố đặt ra cao hơn so với Trung ương quy định. Cụ thể như tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM yêu cầu có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán trao đổi hàng hóa nhưng Hà Nội yêu cầu xã có chợ nông thôn trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt chuẩn hoặc có siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố, ngoài 322 chợ nông thôn còn có các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, bảo đảm giao thương cho người dân khu vực nông thôn.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 6Xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng. Trong ảnh: Trang trại gà Tiên Viên của anh Đặng Đình Tiên ở xã Đại Yên nổi tiếng với sản phẩm trứng gà sạch. Ảnh: Hoàng Hà

Tiêu chí giao thông cũng vậy! Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM yêu cầu đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm nhưng Bộ tiêu chí xã NTM thành phố Hà Nội yêu cầu đường ngõ xóm được cứng hóa sạch và không lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, bảo đảm vận chuyển hàng hóa quanh năm. Đây là yêu cầu cao hơn nhưng Hà Nội đã làm rất tốt tiêu chí này.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 7Người dân xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) hôm nay trồng hoa có thu nhập cao gấp ba lần so với cấy lúa và trồng màu. Ảnh: Hoàng Giáp

Hà Nội xác định xây dựng NTM có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc. Theo định hướng mới, thành phố sẽ xây dựng NTM theo hướng tiêu chí đô thị. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí NTM các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội lồng ghép Bộ tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng tiêu chí đô thị để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đô thị hóa. Theo đó, một số tiêu chí sẽ cao hơn so với Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM giai đoạn 2021 - 2025 của Trung ương.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 8Người dân xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội đồng. Ảnh:Tư liệu BA DTMN

- Phóng viên: Thưa ông, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đã trở thành chủ trương xuyên suốt trong quá trình Hà Nội thực hiện xây dựng NTM. Để làm tốt nhiệm vụ này, Hà Nội đã gắn trách nhiệm của các sở, ban, ngành như thế nào?
+ Ông Nguyễn Văn Chí: Tại quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 đã nêu rất rõ, các sở, ngành chủ trì, hướng dẫn, thực hiện đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí theo chức năng, nhiệm vụ được giao của các xã trên địa bàn từng huyện. Trong quá trình công nhận xã đạt chuẩn NTM đều có sự tham gia của các sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố có liên quan từ việc thẩm định, lấy ý kiến đánh giá tiêu chí phụ trách của các sở, ngành đến cuộc họp thống nhất, bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM thành phố.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 9Kiên cố hóa kênh mương ở xã Liên Mạc, xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Mê Linh (Hà Nội). Ảnh: Vũ Hiếu

Đặc biệt, việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM là một trong những điều kiện, thủ tục bắt buộc trong hồ sơ xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn NTM. Việc làm này nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, bên cạnh đó nhằm đánh giá khách quan kết quả xây dựng NTM, nâng cao trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của tổ chức Mặt trận từ thành phố đến cơ sở trong việc vận động, giám sát xây dựng NTM trên địa bàn thành phố.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 10Hà Nội đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc sinh sống tại những xã miền núi thuộc các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức... Ảnh: Tư liệu BA DTMN

- Phóng viên: Các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng NTM gắn với các tiêu chí đô thị nhằm sớm hoàn thành mục tiêu: Đến năm 2025 có 5 huyện và đến năm 2030 có thêm 3 huyện trở thành quận. Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU, Văn phòng Điều phối NTM thành phố Hà Nội sẽ triển khai nhiệm vụ này như thế nào để hoàn thành mục tiêu đề ra?
+ Ông Nguyễn Văn Chí: Theo tôi, để làm tốt nhiệm vụ đề ra đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở. Các cấp ủy Đảng cần tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng NTM, cần làm cho từng người dân hiểu, tin tưởng và cùng tham gia, sẽ tạo sức mạnh tổng hợp, tạo bước đột phá trong thực hiện chương trình.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 11Hệ thống trường, lớp được hoàn thiện, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao ở xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Ảnh: Hoàng Giáp

Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực nâng chất lượng các tiêu chí NTM, chú trọng quan tâm các tiêu chí về trường học, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, giao thông, chợ, cơ sở vật chất văn hóa… với mục tiêu nâng cao thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn và người dân nông thôn thực sự hài lòng về kết quả xây dựng NTM với mong muốn xây dựng các làng quê đáng sống.

Hà Nội nắm bắt nguyện vọng của người dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ảnh 12Đến xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội), ai cũng ngỡ ngàng bởi những con đường khang trang, sạch đẹp, nhiều cây xanh và hoa... Không chỉ thế, cuộc sống người nông dân nơi đây khá sung túc với những mô hình kinh tế phát triển. Ảnh: Vũ Sinh

Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy đã xác định ngoài nguồn lực của nhân dân và xã hội hóa, Hà Nội bố trí dành nguồn lực khá lớn cho đầu tư giai đoạn 2021 - 2025, tập chung chính vào các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng tiêu chí đô thị, có một số chỉ tiêu, tiêu chí cao hơn so với Bộ tiêu chí của Trung ương quy định giai đoạn 2021 - 2025.
Với phương châm xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Văn phòng Điều phối NTM thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp căn cơ để hoàn thành các nội dung Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu đặt ra trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thực hiện: Thu Hải

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm