Hà Nội - Lâm Đồng hợp tác phát triển nông nghiệp gắn với sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn

Hà Nội - Lâm Đồng hợp tác phát triển nông nghiệp gắn với sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Châu Giang
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Châu Giang

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng Hoàng Sĩ Bích cho biết: Lâm Đồng là tỉnh miền núi nằm ở Nam Tây Nguyên, trong vùng nhiệt đới gió mùa Á nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình từ 18 - 25oC, độ cao từ 800m - 1.500m so với mặt nước biển, đất đai phì nhiêu, là tỉnh có điều kiện thiên nhiên thuận lợi để trồng hoa, sản xuất rau và các loại nông sản thực phẩm khác.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng Hoàng Sĩ Bích cho biết: Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện thiên nhiên thuận lợi để trồng hoa, sản xuất rau và các loại nông sản thực phẩm khác. Ảnh: Châu Giang
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng Hoàng Sĩ Bích cho biết: Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện thiên nhiên thuận lợi để trồng hoa, sản xuất rau và các loại nông sản thực phẩm khác. Ảnh: Châu Giang

Lâm Đồng cũng là một trong những trung tâm sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao, hiện dẫn đầu cả nước về quy mô - sản lượng lẫn năng lực xuất khẩu trên cùng một diện tích canh tác; là vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp với nhiều loại cây trồng có diện tích và năng suất đứng đầu cả nước. Lâm Đồng có vùng chuyên canh rau với trên 61.000ha, sản lượng 2,27 triệu tấn; vùng chuyên canh hoa 8.651ha, sản lượng hơn 3 tỷ cành; vùng chuyên canh chè 12.700ha, sản lượng hơn 145.000 tấn chè búp tươi; vùng chuyên canh cà phê với diện tích 173.680ha; chăn nuôi bò sữa tổng đàn 20.020 con, sản lượng: 77.416 tấn/năm…

Các mô hình trồng dâu nuôi tằm giúp người dân thoát nghèo tại huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên (Lâm Đồng). Ảnh: Đặng Tuấn Mô hình nuôi bò giúp người dân thoát nghèo tại huyện Cát Tiên (Lâm Đồng). Ảnh: Đặng Tuấn
Các mô hình trồng dâu nuôi tằm giúp người dân thoát nghèo
tại huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên (Lâm Đồng). Ảnh: Đặng Tuấn
Hà Nội - Lâm Đồng hợp tác phát triển nông nghiệp gắn với sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn ảnh 4
Mô hình nuôi bò giúp người dân thoát nghèo
tại huyện Cát Tiên (Lâm Đồng). Ảnh: Đặng Tuấn

Lâm Đồng hiện có 125 chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ với sự tham gia liên kết của 75 doanh nghiệp, 35 hợp tác xã, 42 tổ hợp tác, cơ sở nhỏ lẻ và 12.570 hộ nông dân. Phần lớn nông dân đã liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 68 chuỗi liên kết đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận về chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm tiêu thụ qua chuỗi, đặc biệt đối với các sản phẩm rau, củ quả tươi tiêu thụ tại các thị trường cao cấp có tăng giá trị sản phẩm cao hơn 20 - 25%.

Hoa Mai Anh Đào “khoe sắc” thắm hồng rực rỡ trên các sườn đồi, bản làng dọc theo Quốc lộ 27C, đoạn qua xã Đa Nhim hay trên đỉnh núi Langbiang, huyện Lạc Dương và dọc tuyến đường thuộc phường 11, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Đặng Tuấn Khu vườn hoa hồng của Trang trại Bio Fesch là nơi quy tụ nhiều giống hoa nhập ngoại nhất ở Đà Lạt, với trên diện tích hơn 1.000 mét vuông với 500 giống hoa hồng, trong đó giống chủ đạo là David Austin (xuất xứ từ nước Anh). Ảnh: Đặng Tuấn
Hoa Mai Anh Đào “khoe sắc” thắm hồng rực rỡ trên các sườn đồi, bản làng dọc theo Quốc lộ 27C, đoạn qua xã Đa Nhim hay trên đỉnh núi Langbiang, huyện Lạc Dương và dọc tuyến đường thuộc phường 11, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Đặng Tuấn
Hoa Mai Anh Đào “khoe sắc” thắm hồng rực rỡ trên các sườn đồi, bản làng dọc theo Quốc lộ 27C, đoạn qua xã Đa Nhim hay trên đỉnh núi Langbiang, huyện Lạc Dương và dọc tuyến đường thuộc phường 11, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Đặng Tuấn Khu vườn hoa hồng của Trang trại Bio Fesch là nơi quy tụ nhiều giống hoa nhập ngoại nhất ở Đà Lạt, với trên diện tích hơn 1.000 mét vuông với 500 giống hoa hồng, trong đó giống chủ đạo là David Austin (xuất xứ từ nước Anh). Ảnh: Đặng Tuấn
Khu vườn hoa hồng của Trang trại Bio Fesch là nơi quy tụ nhiều giống hoa nhập ngoại nhất ở Đà Lạt, với trên diện tích hơn 1.000 mét vuông với 500 giống hoa hồng, trong đó giống chủ đạo là David Austin (xuất xứ từ nước Anh). Ảnh: Đặng Tuấn

Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng nông sản của Hà Nội là rất lớn, mức tiêu thụ trung bình khoảng trên 300.000 tấn lương thực thực phẩm nông lâm thủy sản. Khả năng tự cung ứng gạo của Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu; thịt bò khoảng 15%; thủy hải sản khoảng 5%; trứng gà, vịt khoảng 66%; thực phẩm chế biến khoảng 25%; rau củ các loại khoảng 65%; quả các loại 35%. Thịt lợn, gà cơ bản đáp ứng nhu cầu trong điều kiện bình thường. Số lượng còn lại nhập tại các tỉnh, thành phố và nhập khẩu... Như vậy, nhu cầu tiêu dùng của Hà Nội là rất lớn nhưng những sản phẩm nông sản chính của tỉnh Lâm Đồng vào thị trường Hà Nội lại rất hạn chế, chỉ chiếm từ 7 đến 10%. Vì vậy, có thể thấy, Hà Nội đang là thị trường đầy tiềm năng của nông sản tỉnh Lâm Đồng. Những nông sản chính của tỉnh hiện đang được tiêu thụ tại Hà Nội bao gồm: Rau các loại, hoa cắt cành, cà phê... Sản lượng tiêu thụ rau tại thành phố Hà Nội chiếm từ 7 - 10% sản lượng của tỉnh, tương ứng 250 ngàn tấn rau/năm; sản lượng hoa tiêu thụ tại thành phố Hà Nội khoảng 300 triệu cành/năm, cà phê khoảng 30.000 tấn/năm...

Hà Nội - Lâm Đồng hợp tác phát triển nông nghiệp gắn với sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn ảnh 7
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội luôn quan tâm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của tỉnh Lâm Đồng với người tiêu dùng Hà Nội. Ảnh: Châu Giang
Hà Nội - Lâm Đồng hợp tác phát triển nông nghiệp gắn với sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn ảnh 8
Ông Hoàng Sĩ Bích - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết: Phần lớn nông dân ở Lâm Đồng đã liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 68 chuỗi liên kết đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận về chất lượng sản phẩm. Ảnh: Châu Giang

Lâm Đồng hiện có một số doanh nghiệp tiêu biểu có sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội như: Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Anh Đào, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Tiến Huy, Công ty TNHH nông sản thực phẩm Thảo Nguyên, Công Ty TNHH Phong Thúy, Công ty cổ phần Trà Ngọc Duy, Công ty TNHH Việt F.A.R.M, Công ty TNHH Hoàng Anh Mắc ca….

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội luôn quan tâm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của tỉnh Lâm Đồng với người tiêu dùng Hà Nội; đồng thời luôn tạo điều kiện cho 02 địa phương tổ chức tham gia các hội chợ, triển lãm, mở các chi nhánh thương mại, tìm kiếm đối tác xuất nhập khẩu… Thời gian qua, nhiều sản phẩm nông sản của Lâm Đồng ngày càng được người tiêu dùng ưa thích, được các nhà phân phối đánh giá cao, một số sản phẩm tiêu thụ tương đối tốt tại các siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng kiểm soát chặt chẽ vấn đề an toàn thực phẩm khi đưa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh mình ra Hà Nội tiêu thụ và thực hiện nghiêm việc truy xuất nguồn gốc nông sản theo quy định... Ảnh: Châu Giang
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng kiểm soát chặt chẽ vấn đề an toàn thực phẩm khi đưa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh mình ra Hà Nội tiêu thụ và thực hiện nghiêm việc truy xuất nguồn gốc nông sản theo quy định... Ảnh: Châu Giang

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường nhận định: Để đẩy mạnh việc kết nối, tiêu thụ nông sản giữa tỉnh Lâm Đồng với thành phố Hà Nội, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục giới thiệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn của tỉnh Lâm Đồng tới các địa chỉ tiêu thụ trên địa bàn thành phố để hai bên liên kết tiêu thụ sản phẩm có chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp đưa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản an toàn đủ điều kiện của tỉnh Lâm Đồng tham gia chợ thương mại điện tử của thành phố. 

Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, những người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Châu Giang
Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, những người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Châu Giang
Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, những người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Châu Giang

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cũng đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng kiểm soát chặt chẽ vấn đề an toàn thực phẩm khi đưa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh mình ra Hà Nội tiêu thụ và thực hiện nghiêm việc truy xuất nguồn gốc nông sản theo quy định...

Châu Giang

BADTMN/TTXVN

Có thể bạn quan tâm