Hà Nội chú trọng nâng cao giá trị hạt gạo

Với gần 90.000ha mỗi vụ, Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích lúa lớn của cả nước. Để phát huy hiệu quả canh tác, nâng cao giá trị hạt gạo Thủ đô trên thị trường trong nước và quốc tế, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, khuyến khích các địa phương tập trung phát triển cánh đồng mẫu lớn, vùng lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường thông tin: Đối với diện tích lúa kém hiệu quả, cần kiên quyết chuyển đổi sang cây trồng khác; diện tích còn lại sẽ quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Hà Nội sẽ đầu tư và vận động các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi cho những vùng chuyên canh. Đặc biệt, Hà Nội khuyến khích, tạo cơ chế cho doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết với nông dân, hình thành các chuỗi giá trị lúa gạo khép kín, qua đó gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị và nâng tầm thương hiệu sản phẩm lúa gạo Hà Nội.

Ha Noi chu trong nang cao gia tri hat gao hinh anh 1Hà Nội sẽ quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa.

Châu Giang

Tin liên quan

Hiệu quả sản xuất lúa từ mô hình cánh đồng liên kết

An Giang là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng lúa đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nhằm chủ động “đầu ra” và lợi nhuận, thời gian qua, nông dân An Giang đã tích cực liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo với doanh nghiệp, qua đó tạo thu nhập ổn định và ngày càng cao cho người dân, đáp ứng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường cho doanh nghiệp.


Áp dụng máy cấy vào sản xuất lúa: Cần những cánh đồng lớn

Vụ Hè Thu năm 2021, Trung tâm giống nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên triển khai cấy máy bằng mạ khay cho các địa phương ở huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ với diện tích trên 50ha. Mô hình này đang được coi là giải pháp cơ giới hoá giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình này vẫn chưa được triển khai rộng rãi do vẫn còn những tồn tại.


Hiệu quả từ sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao ở huyện Nghĩa Hành

Dự án hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi được thực hiện tại 2 xã Hành Nhân và Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang hiệu kết quả khả quan. Điều này đã tạo tiền đề để địa phương Quảng Ngãi tiến tới nền sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững, thân thiện môi trường và có lợi cho sức khỏe con người.


Liên kết xây dựng cánh đồng lớn về sản xuất lúa ở Tiền Giang

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, thực hiện mục tiêu liên kết sản xuất, giải quyết đầu ra cho sản xuất một cách bền vững, đến nay đã có nhiều doanh nghiệp tham gia ký kết xây dựng cánh đồng lớn về sản xuất lúa, giúp nông dân an tâm đẩy mạnh thâm canh để đạt năng suất, sản lượng cao và chất lượng nông sản tốt phục vụ xuất khẩu. 



Đề xuất