Hà Nội cần rà soát cơ chế nhằm hỗ trợ làng nghề phát triển

Là địa phương quy tụ hàng nghìn làng nghề và làng có nghề, tuy nhiên các làng nghề tại Hà Nội nhìn chung phát triển chưa đồng đều. Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố hiện có 806 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 318 làng nghề đã được thành phố Hà Nội công nhận thuộc 23 quận, huyện, thị xã. Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Trần Sỹ Tiến đánh giá, mặc dù Trung ương và địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ song làng nghề vẫn là ngành kinh tế yếu thế. Qua nhiều năm phát triển, kết cấu hạ tầng của các làng nghề, đặc biệt là giao thông đang ngày một xuống cấp hoặc chưa đồng bộ. Gợi mở về giải pháp phát triển làng nghề Hà Nội, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Trung ương Trần Nhật Lam cho rằng, Hà Nội cần tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách để thúc đẩy các ngành nghề nông thôn, trong đó mỗi làng nghề, ngành nghề cần có kế hoạch phát triển riêng. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ đánh giá, trong xu thế đô thị hoá hiện nay, các làng nghề cần thay đổi để thích ứng với yêu cầu của thị trường; cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong hoạt động sản xuất, trong đó ưu tiên các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các làng nghề, đặc biệt là nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP; thúc đẩy hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

Ha Noi can ra soat co che nham ho tro lang nghe phat trien hinh anh 1Làng lụa Vạn Phúc nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 11 km về phía Tây Bắc, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, có nghề dệt lụa lâu đời bậc nhất ở Việt Nam với bề dày trên 1000 năm.

Thu Giang

Tin liên quan

Hà Nội bảo tồn nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ

Đầu năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận nghề thủ công truyền thống quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là làng nghề duy nhất của cả nước làm nghề quỳ vàng bạc, vì vậy cùng với niềm tự hào, huyện Gia Lâm cũng như thành phố Hà Nội đã dành sự quan tâm trong công tác bảo tồn, phát triển nghề truyền thống.


Hài hòa quan hệ giữa sản xuất và bảo tồn tại các làng nghề Hà Nội

Với 1.350 làng nghề, trong đó có tới 308 làng nghề truyền thống, Hà Nội tự hào về số lượng làng nghề và nghệ nhân đông nhất cả nước. Bên cạnh những đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, các nghề truyền thống được nhìn nhận là một di sản văn hóa. Do vậy, dù đối mặt khó khăn trong đại dịch COVID-19 song việc cân bằng giữa sản xuất và bảo tồn giá trị truyền thống luôn được các làng nghề đặt ra.


Làng nghề truyền thống Hà Nội chủ động vượt qua đại dịch COVID-19

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các làng nghề truyền thống Hà Nội chịu không ít tác động. Vượt lên khó khăn đó, nhiều cơ sở sản xuất ở làng nghề vẫn cố gắng cầm cự hoạt động, thay đổi cách thức sản xuất để phòng tránh dịch và chuẩn bị các điều kiện cho việc khôi phục sản xuất khi dịch bệnh đi qua.


Du lịch làng nghề Hà Nội - tiềm năng còn “ngủ yên”

Lâu nay, Hà Nội vẫn tự hào khi sở hữu tới 1.350 làng nghề, mở ra cơ hội lớn cho du lịch làng nghề, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thủ đô. Tuy vậy, tiềm năng du lịch làng nghề hầu như vẫn còn “ngủ yên” dù cả cơ quan quản lý du lịch, các địa phương rốt ráo tìm mọi cách thúc đẩy.



Đề xuất