Hà Nội cần có định hướng xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa

Hà Nội cần có định hướng  xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa

Ngày 6/8, tại Hội trường Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân" Ngô Thị Thanh Hằng đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Trần Thanh Nam và Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Buổi làm việc nhằm định hướng, đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiêu biểu giai đoạn 2021 - 2025; bàn giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa; định hướng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố Hà Nội.

Hà Nội cần có định hướng  xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa ảnh 1Buổi làm việc được tổ chức tại Hội trường Thành ủy Hà Nội nhằm định hướng, đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiêu biểu giai đoạn 2021 - 2025; bàn giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa; định hướng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố Hà Nội.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ báo cáo, mặc dù tình tình dịch tả lợn Châu Phi và đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thế nhưng giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội cần có định hướng  xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa ảnh 2Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm 7 tháng đầu năm 2020.

Đến nay, Thành phố đã có 06 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai và Gia Lâm. Trong năm 2020, thị xã Sơn Tây được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019 và 6 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Hà Nội có 355/382 xã (chiếm 92,9%) được Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 13 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Song song với việc chỉ đạo đồng bộ các xã xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định, Hà Nội đã lựa chọn xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng), xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tiếp tục xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô theo hướng đồng bộ và toàn diện.

Tính đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn Hà Nội đạt 51,5 triệu đồng/người/năm, 100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn đạt 88,3%. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 0,69%, đến nay có 03 huyện Đông Anh, Gia Lâm và Hoài Đức không còn hộ nghèo.

Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2025 có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới Thủ đô, 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới...

Về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, năm 2019, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội đã tiến hành 02 đợt đánh giá, phân hạng với 301 sản phẩm. Kết quả có 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 207 sản phẩm 4 sao, 88 sản phẩm 3 sao, đạt 100,3% kế hoạch năm 2019. Năm 2020, Hà Nội đã tổ chức Công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đã được Thành phố công nhận dự thi năm 2019 và Tổ chức hội thảo kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP (lần thứ nhất) từ ngày 26-28/6/2020…

Hà Nội cần có định hướng  xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa ảnh 3Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho rằng, Hà Nội có 5 huyện chuẩn bị lên quận, rất cần hướng đi mới trong xây dựng nông thôn mới tiệm cận với các tiêu chí đô thị tương lai.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho rằng, Hà Nội có 5 huyện chuẩn bị lên quận, rất cần hướng đi mới trong xây dựng nông thôn mới tiệm cận với các tiêu chí đô thị tương lai.

Hà Nội cần có định hướng  xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa ảnh 4Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới cần chú ý đến môi trường; an ninh trật tự ở các xã ven đô; phát triển các mô hình kinh tế ở nông thôn để tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nhận xét, trong giai đoạn 2020 - 2025, Hà Nội nên cân nhắc lại các chỉ tiêu đặt ra, vì Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong khi Trung ương đặt mục tiêu 40%. Do đó, Hà Nội cần phấn đấu đạt cao hơn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng mô hình làng thông minh trong nông thôn mới, Hà Nội có thể tham khảo để đưa vào mô hình quản trị nông thôn tại 2 xã triển khai mô hình nông thôn mới kiểu mẫu của Thủ đô. Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới cần chú ý đến môi trường; an ninh trật tự ở các xã ven đô; phát triển các mô hình kinh tế ở nông thôn để tạo việc làm, thu nhập cho nông dân. Với Chương trình OCOP, cần bảo đảm được chất lượng để sản phẩm thực sự có giá trị trên thị trường.

Hà Nội cần có định hướng  xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa ảnh 5Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Trung ương cần có định hướng cho Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng: "Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hà Nội là điểm sáng của cả nước trong xây dựng nông thôn mới với số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 355 xã". Thực tế triển khai, Hà Nội đề nghị Trung ương có định hướng cho thành phố trong xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa. Mục tiêu của Hà Nội sẽ có 5 huyện phát triển thành đô thị trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Với các huyện này, thành phố yêu cầu nền tảng phải là huyện nông thôn mới, đề nghị Trung ương hỗ trợ…

Bài và ảnh: Thu Hải

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm