Hà Nội bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố

Hà Nội bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố

Ngày 21/7, tại huyện Phú Xuyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố. Đại diện của nhiều hợp tác xã; các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã tham dự hội thảo…

Hà Nội bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố ảnh 1Ngày 21/7, tại Hội trường Ủy ban Nhân dân huyện Phú Xuyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố.  

Khai mạc hội thảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Hà Nội là một trong những tỉnh thành có diện tích đất trồng lúa lớn ở miền Bắc. Việc cơ giới hóa trong trồng lúa, nhất là ở khâu mạ khay, cấy máy sẽ góp phần giải phóng sức lao động trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết tình trạng ruộng bỏ hoang. Hiện nay, việc đưa cơ giới hóa trong sản xuất lúa, nhất là phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy ở Hà Nội đang gặp khó khăn do đất canh tác nhỏ lẻ, đặc thù sử dụng theo thời vụ nên hiệu quả máy móc chưa cao, vấn đề bảo dưỡng, bảo quản máy móc làm mạ khay, máy cấy nếu không tốt sẽ dẫn đến dễ hư hỏng...

Hà Nội bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố ảnh 2Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Việc cơ giới hóa trong trồng lúa, nhất là ở khâu mạ khay, cấy máy sẽ góp phần giải phóng sức lao động trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết tình trạng ruộng bỏ hoang.

Cơ giới hóa trong sản xuất lúa của Hà Nội mới tập trung chủ yếu ở khâu làm đất, chiếm trên 95% diện tích; khâu thu hoạch chiếm trên 85%; khâu gieo cấy chủ yếu vẫn là thủ công, mới áp dụng cơ giới hóa được 3% diện tích. Trong khi lực lượng lao động chính trong nông nghiệp đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành nghề khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… nên vào thời vụ gieo cấy lúa thường diễn ra tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động, giá thuê nhân công cao, gấp 1,5 đến 2 lần so với lúc nông nhàn. Vì vậy, hiệu quả trong sản xuất lúa còn thấp, nhiều nơi nông dân không mặn mà với nghề trồng lúa, bỏ ruộng hoang để đi làm việc khác đem lại thu nhập cao hơn.

Hà Nội bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố ảnh 3Ông Nguyễn Trọng Vĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Xuyên cho rằng: Để thay đổi tư duy, tập quán canh tác của bà con nông dân, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, hiệu quả của việc thực hiện cơ giới hóa trong khâu gieo cấy.

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương, mặc dù hiệu quả từ áp dụng cơ giới hóa khâu gieo, cấy là rất cao nhưng hiện nay diện tích lúa được cấy bằng máy còn rất hạn chế (chi phí khâu gieo mạ khay, cấy máy so với phương pháp truyền thống giảm từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/ha; năng suất tăng từ 10 - 15% so với cấy lúa truyền thống, giúp nông dân giải phóng sức lao động). Tính tới cuối năm 2019, toàn thành phố có 330 máy cấy, diện tích lúa được cấy bằng máy đạt trên 5.000ha, chiếm 2,73% diện tích cấy lúa. 

Hà Nội bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố ảnh 4Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương (áo hồng, bàn chủ tọa), mặc dù hiệu quả từ áp dụng cơ giới hóa khâu gieo, cấy là rất cao nhưng hiện nay diện tích lúa được cấy bằng máy còn rất hạn chế.

Chia sẻ kinh nghiệm đưa mạ khay, cấy máy vào sản xuất, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phú Triều - ông Nguyễn Khắc Đức ở xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên cho biết: Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền cùng sự hỗ trợ tích cực của thành phố và của huyện, xã hiện đã có 45 máy cấy, diện tích cấy máy đạt 90%… Để tăng diện tích mạ khay, cấy máy, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kết hợp tổ chức các chuyến tham quan, học tập nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở và người nông dân; tăng cường tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu cho người sử dụng máy móc, thiết bị, kỹ thuật sử dụng, sửa chữa máy cấy, dây chuyền gieo mạ...

Hà Nội bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố ảnh 5Chia sẻ kinh nghiệm đưa mạ khay, cấy máy vào sản xuất, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phú Triều - ông Nguyễn Khắc Đức ở xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên cho biết: Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền cùng sự hỗ trợ tích cực của thành phố và của huyện, xã hiện đã có 45 máy cấy, diện tích cấy máy đạt 90%…

Để từng bước tháo gỡ khó khăn trong khâu sản xuất mạ khay, từ năm 2014 đến 2019, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ 17 dây chuyền gieo mạ khay tự động, năng suất gieo trung bình đạt 500 - 600 khay/giờ/dây chuyền. Đến nay, toàn thành phố có khoảng 35 dây chuyền gieo mạ khay tự động và 114 giàn gieo đẩy tay đang hoạt động.

Hà Nội bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố ảnh 6

Hà Nội bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố ảnh 7Đại diện của nhiều hợp tác xã; các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham dự Hội thảo bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố.  

Thời gian tới, thành phố và các địa phương cần ban hành chính sách hỗ trợ linh hoạt, khuyến khích phát triển cơ giới hóa, tăng mức hỗ trợ trực tiếp để khuyến khích người dân mua máy tốt, máy có công suất lớn, đáp ứng được tính khẩn trương của thời vụ... Ngoài các nguồn hỗ trợ theo quy định, nông dân, hợp tác xã còn có thể dễ dàng tiếp cận vay vốn cơ giới hóa ưu đãi thông qua nguồn vốn của Quỹ Khuyến nông Hà Nội. Hà Nội đặt mục tiêu đưa diện tích sản xuất mạ khay, cấy máy lên 10% vào năm 2021.

Thực hiện: Thu Hải

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm