![]() |
Em Hà Công Minh cùng thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Văn Chung kiểm tra máy cho tôm cá ăn. |
Cho tôm cá ăn bằng máy không phải là phương pháp mới. Tuy nhiên, với một số loại máy trên thị trường hiện nay chưa thực sự linh hoạt. Máy còn hạn chế ở việc chỉ cố định tại một vị trí, địa điểm nhất định, do đó phân phối thức ăn không đều khắp ao nuôi. Với những ao có diện tích lớn phải đặt từ 2 đến 3 máy nên chi phí đầu tư còn cao.
![]() |
Máy cho tôm cá ăn điều khiển từ xa do Hà Công Minh sáng cThầy giáo Nguyễn Văn Chung, Giáo viên chủ nhiệm lớp 11A2, THPT Đông Thụy Anh là người đã đồng hành cùng Hà Công Minh trong suốt quá trình biến ý tưởng máy cho tôm cá ăn thành hiện thực. hế gồm hai phần chính là máy di chuyển và khoang chứa thức ăn; t rong đó, máy di chuyển sẽ có mạch điều khiển từ xa mắc với các mô-tơ liên kết, k hoang chứa thức ăn được thiết kế đảm bảo chứa được từ 60-70 kg thức ăn cho một lần cho tôm, cá ăn đảm bảo quy mô diện tích ao nuôi từ 2.000-3.000 m2. Để thực hiện ý tưởng của mình, em đã tận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có, tìm tòi và nghiên cứu thêm trên mạng, tích lũy thêm kiến thức, thông tin.
Em Hà Công Minh cho biết, với máy cho tôm cá ăn điều khiển từ xa này chỉ cần 15 phút sẽ hoàn thành việc rải thức ăn trên 1 ha diện tích, thay vì mất 2 giờ lao động phổ thông hiện nay. Nếu sản xuất hàng loạt, chiếc máy này sẽ có giá khoảng 4 triệu đồng. Sau khi mô hình thử nghiệm trên thực tế, hiện đã có hai chủ nuôi tại xã Thái Thượng và Thái Hồng (huyện Thái Thụy) liên hệ để được sử dụng chiếc máy của cậu học trò đam mê khoa học này. Mong muốn của em là tiếp tục cải tiến, hướng đến tự động hóa toàn bộ quy trình, không cần sử dụng sức người cho công việc cho tôm cá ăn, thay thế một lao động điều khiển như chiếc máy hiện tại.
Chiếc máy cho tôm cá ăn bằng phương pháp điều khiển từ xa là sản phẩm đầu tiên có ý nghĩa thực tiễn cao của Minh. Tiếp tục với niềm đam mê về các sản phẩm ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng cũng chính là đích đến trong tương lai của cậu học trò vùng biển này./.