Hà Giang tăng cường tuyên truyền và xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tục "kéo vợ"

Liên quan đoạn clip trên mạng xã hội về một bé gái bị "bắt" về làm vợ được công an giải cứu gây xôn xao dư luận vừa qua, sáng 10/2, ông Ngô Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết: Bước đầu xác minh, thanh niên trong clip là G.M.Ch (sinh năm 2006), còn cô gái bị Ch kéo là V.T.S (sinh năm 2008, thôn Sà Lủng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc).

Ha Giang tang cuong tuyen truyen va xu ly kip thoi cac truong hop loi dung tuc "keo vo" hinh anh 1Cô gái bị nam sinh kéo đi theo tục "bắt vợ" của người Mông tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được công an kịp thời giải cứu. Ảnh cắt từ clip: laodong.vn

G.M.Ch và V.T.S quen nhau qua mạng Zalo từ ngày 4/2/2022. Từ khi quen nhau, cả hai thường xuyên nhắn tin qua lại, nội dung tin nhắn cháu Ch tỏ tình với cháu S và rủ cháu S đi chơi cùng nhưng S chưa nhận lời yêu. Đến ngày 7/2, cả 2 hẹn gặp nhau ở Tượng đài Thanh niên xung phong trên đèo Mã Pí Lèng và khi đến ngã ba hạt 7 thuộc địa phận xã Pả Vi cháu Ch có ý định kéo S về làm vợ theo tục kéo vợ nhưng S không đồng ý. "Ngay sau khi vụ việc trên xảy ra, huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo lực lượng công an các xã liên quan xác minh, làm việc với các bên liên quan. Hiện chúng tôi đang tiếp tục xác minh làm rõ, nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ tiến hành xử lý theo quy định" – ông Cường nhấn mạnh.

Để tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền và xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tục "kéo vợ” gây phản cảm và bức xúc trong xã hội, huyện Mèo Vạc đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh xã, thị trấn, trên trang thông tin điện tử huyện; xe lưu động; trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube…).

Cùng với đó, UBND huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo lực lượng công an tăng cường tuần tra xử lý kịp thời các trường hợp "bắt vợ, kéo vợ" vi phạm pháp luật; đồng thời có biện pháp xử lý đối với các trường hợp lợi dụng tục "kéo vợ, bắt vợ" để câu like, câu view, cắt ghép hình ảnh, phản ánh không đúng sự thật trên mạng xã hội.

Các thôn tiến hành xử lý các đối tượng vi phạm theo hương ước, quy ước đã ban hành. Các đơn vị trường học đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận thuyết thống cho học sinh trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa; tích cực tham gia đấu tranh với các hành vi "kéo vợ, bắt vợ" dẫn đến vi vi phạm pháp luật.

Tại huyện Mèo Vạc, từ 128 cặp tảo hôn trong năm 2018 đến năm 2021 còn 21 cặp tảo hôn. Tình trạng hôn nhân cận huyết không còn diễn ra trên địa bàn huyện.

Nguyễn Chiến

Tin liên quan

Đẩy lùi "khoảng tối" hủ tục ở Láo Lý

Nằm trên địa bàn thành phố Lào Cai, nhưng thôn Láo Lý, xã Tả Phời, vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn, đang được hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Chính phủ.


Tảo hôn - hủ tục cần xóa bỏ

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, các trường hợp chết chu sinh phần lớn xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao gấp nhiều lần so với vùng có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi. Nguyên nhân chủ yếu phần lớn là những phụ nữ mang thai ở độ tuổi dưới 19 và trên 35; tỷ suất chết mẹ còn 20 ca/100.000 ca đẻ sống và trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2.500 gam) chiếm 4,16% và trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 20%. Tảo hôn không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi và kinh tế của hộ gia đình mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thực hiện các chính sách xã hội khác.



Đề xuất