Hà Giang: Sức khỏe 8 bệnh nhân bị ngộ độc hoa chuông đã tạm ổn định

Ngày 9/8, Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần (Hà Giang) cho biết, sức khỏe của 8 bệnh nhân là người dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú tại xã Trung Thịnh (huyện Xín Mần), bị ngộ độc do ăn hoa chuông phải nhập viện điều trị, hiện đã tạm thời ổn định, tỉnh táo và đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện.

Ha Giang: Suc khoe 8 benh nhan bi ngo doc hoa chuong da tam on dinh hinh anh 1Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần Vũ Thị Hòa thăm hỏi, tặng quà, động viên các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn hoa chuông. Ảnh: TTXVN phát

Trước đó, ngày 8/8, sau khi lao động và làm việc ở xã Chí Cà (huyện Xín Mần), những người này đã cùng nhau ăn cơm, uống rượu, trong đó có món hoa chuông xào trứng gà. Người nhà các bệnh nhân cho biết, sau khi ăn cơm khoảng nửa tiếng đồng hồ, tất cả 8 người đều có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần cấp cứu.

Ngay sau khi nhập viện, 4 bệnh nhân có các triệu chứng nặng hơn như mạch đập nhanh, thở gấp, đau ngực, ý thức lơ mơ, đồng tử giãn nhẹ... Sau nhiều giờ điều trị tích cực, cả 8 bệnh nhân đã tạm thời ổn định, tỉnh táo, bớt hiện tượng buồn nôn, nôn, đau đầu, thị giác được cải thiện và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc theo dõi tại bệnh viện.

Ngày 9/8, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần Vũ Thị Hòa (Hà Giang) đã đến Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần thăm hỏi, tặng quà động viên các bệnh nhân.

Được biết, cây hoa chuông có tên gọi khoa học là Scopolamine hay còn gọi là "Hơi thở của quỷ". Loại cây này có nguồn gốc, xuất xứ từ Borrachero. Nhờ hình dạng lạ, đa dạng màu sắc mà loài cây này rất được ưa chuộng nên được trồng ở nhiều nơi. Đây là loại cây lâu năm rễ mọc ngầm thành cụm dày trong lòng đất. Hoa của loài cây này trông giống như hoa loa kèn, có màu trắng và vàng nhìn rất đẹp mắt.

Tuy nhiên, tất cả các bộ phận trên cây hoa chuông đều chứa độc tố. Nếu ăn phải, ở dạng nhẹ, bệnh nhân bị ngộ độc có biểu hiện nôn, mệt mỏi, choáng váng… Ở thể nặng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy thận, suy tim cấp, bị ảo giác, hoang tưởng.

Để tránh những vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang khuyến cáo: Tuyệt đối không ăn các loại cây, quả rừng khi không rõ nguồn gốc, trong đó có cây hoa chuông và đặc biệt lưu ý khi trồng loài cây này.

Minh Tâm

Tin liên quan

Vụ ngộ độc quả hồng châu: Một trẻ tử vong, chuyển 3 trẻ về Bệnh viện Nhi Trung ương

Liên quan đến vụ 11 trẻ bị ngộ độc do ăn quả hồng châu xảy ra tại huyện Đồng Văn, theo Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Quốc Dũng, mặc dù được điều trị tích cực nhưng vì nhiễm độc quá nặng nên đến khoảng gần 20 giờ ngày 1/8, cháu S.T.M (9 tuổi, ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn) đã tử vong. Cũng trong chiều tối 1/8, sau khi hội chẩn, Bệnh viện đã chuyển 3 cháu về Bệnh viện Nhi Trung ương.


Hà Giang: 11 trẻ bị ngộ độc do ăn quả hồng châu

Bác sỹ Vũ Văn Đại, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn (Hà Giang) cho biết: Trong 2 ngày (31/7-1/8), Bệnh viện đã tiếp nhận cùng lúc 11 trẻ từ 3 đến 12 tuổi bị ngộ độc do ăn quả hồng châu. Trẻ bị ngộ độc đều là người dân tộc thiểu số ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng và thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo.


Cấp cứu kịp thời 3 cháu nhỏ bị ngộ độc do ăn hạt cây dầu mè

Chiều 18/7, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cho biết, đơn vị vừa cấp cứu kịp thời 3 cháu nhỏ là Cao Thị Ngọc K (5 tuổi), Tà La Văn Đ (4 tuổi) và Tà La Văn K (1 tuổi) cùng ở thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) bị ngộ độc do ăn phải hạt cây dầu mè.


Đắk Nông: Làm rõ nguyên nhân 11 người bị ngộ độc thực phẩm

Ngày 26/6, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Đắk G’long (tỉnh Đắk Nông), đơn vị đang điều trị, theo dõi 11 trường hợp ngộ độc thực phẩm sau bữa cơm trưa tại gia đình một hộ dân ở xã Đắk R’Măng (huyện Đắk G’long). Hiện tất cả các bệnh nhân đều đã ổn định sức khỏe và tiếp tục được theo dõi.



Đề xuất