Giữ gìn nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là “Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” năm 2005 và trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” năm 2009.

Giu gin nghe thuat cong chieng Tay Nguyen hinh anh 1Đêm hội cồng chiêng của người Jra. Ảnh: Tấn Vịnh

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng không chỉ là tiếng nói tâm linh, phản ánh tâm hồn của mỗi tộc người mà còn hàm chứa không gian văn hóa của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Cồng chiêng chỉ vang lên khi có một nghi lễ cụ thể, gắn với quá trình sinh - tử của một con người (ở gia đình), gieo - thu của một mùa vụ (ở nhà kho, trên nương rẫy), với bến nước (khi cúng bến nước), với nhà rông (khi đón năm mới, mừng chiến thắng, tạ ơn…), với nhà mồ (tang ma, bỏ mả)…

Giu gin nghe thuat cong chieng Tay Nguyen hinh anh 2Nghệ nhân thẩm âm cồng chiêng. Ảnh: Tấn Vịnh
Giu gin nghe thuat cong chieng Tay Nguyen hinh anh 3Một trong những dàn chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Tấn Vịnh

Để gìn giữ nghệ thuật cồng chiêng, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các nghệ nhân, nghệ sĩ sáng tạo, phổ biến, truyền dạy, biểu diễn phục vụ nhân dân; đồng thời quan tâm đầu tư, hỗ trợ các buôn làng, thị trấn, trường học hình thành nhóm, câu lạc bộ diễn tấu, sưu tầm, dạy đánh cồng chiêng, dàn dựng các tiết mục đặc sắc để tham gia hội diễn, liên hoan cồng chiêng ở cấp xã, huyện, cấp tỉnh và khu vực…

Tấn Vịnh

Tin liên quan

Lưu giữ âm thanh cồng chiêng Tây Nguyên

Sau hàng chục năm sử dụng, những chiếc cồng, chiêng tại Tây Nguyên đã có phần hao mòn, hư cũ, chất lượng âm thanh không còn được trong trẻo như xưa. Tại nhiều buôn làng, một số nghệ nhân vì yêu quý, trân trọng văn hóa cộng đồng vẫn miệt mài đi từng nơi có cồng chiêng hỏng, lạc nhịp để chỉnh âm với mong mỏi lưu giữ âm thanh cồng chiêng Tây Nguyên đến những thế hệ mai sau...


Hiệu quả từ những lớp học cồng chiêng ở Kon Tum

Xác định công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng đóng vai trò quan trọng, các nghệ nhân cồng chiêng tại Kon Tum đã nỗ lực mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang cho các bạn trẻ. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.



Đề xuất