Giới thiệu nghề “giữ lửa” của đồng bào Mông đến từ Điện Biên

Giới thiệu nghề “giữ lửa” của đồng bào Mông đến từ Điện Biên
Nghề rèn thủ công là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Ảnh: Hoàng Tâm
Nghề rèn thủ công là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.
Ảnh: Hoàng Tâm 

Nghề rèn thủ công là nghề truyền thống của dân tộc Mông đã có từ bao đời nay, việc rèn các nông cụ nhằm phục tập quán canh tác trong lao động sản xuất của đồng bào. Xưa việc làm rèn thường chỉ có một, hai gia đình trong mỗi thôn bản, những gia đình này thường chỉ hoạt động vào thời gian nông nhàn. Họ không sản xuất ra hàng loạt sản phẩm để bán sẵn mà chỉ làm theo yêu cầu của khách trong bản, trong vùng. Công việc chủ yếu của những lò rèn này là sửa chữa, tu chỉnh nông cụ và đồ gia dụng. Nguyên vật liệu chủ yếu là do khách hàng đem đến rồi đặt hàng, trả công thợ bằng tiền, thóc hoặc gạo do đôi bên cùng thỏa thuận.
 
Trước đây đồng bào Mông thường đi kiếm, mua sắt, thép ở những nơi khác mang về rèn thành công cụ. Về sau nhờ có những phế liệu của nền công nghiệp như: nhíp ô tô, mảnh bom, xà beng, choòng đục đá… đồng bào không phải đi tìm nguyên liệu nữa và sử dụng nguyên liệu sẵn có.

Nếu khách hàng là trai trẻ, khỏe mạnh, có thể tham gia như thợ phụ với các thao tác: kéo bễ, quai búa tạ…để không phải trả tiền công thợ. Sản phẩm rèn gồm: dao, rìu, thuổng, cuốc, phụ tùng… chúng vốn được làm từ thép nên sản phẩm rất bền, sử dụng đến mòn vẹt mà vẫn còn rất sắc bén.

Đồng bào Mông kéo bễ thổi lửa thủ công để rèn. Ảnh: Hoàng Tâm
Đồng bào Mông kéo bễ thổi lửa thủ công để rèn.
Ảnh: Hoàng Tâm 
Cũng như nhiều dân tộc khác, thợ rèn người Mông dùng than củi để đốt lò, dùng bễ thụt để thổi lửa, công cụ sản xuất chủ yếu ngoài cái bễ thụt còn có đe, các cỡ búa, kìm, chậu nước và thân cây chuối để tôi sản phẩm.

Để làm ra các sản phẩm nông cụ, đồng bào Mông phải trải qua các công đoạn rèn, đúc truyền thống sau:

Bước thứ nhất là bước chọn vật liệu:  Để rèn được được một con dao tốt, trước tiên phải chọn được nguyên liệu tốt. Nguyên liệu thường được chọn để rèn dao là: nhíp ô tô, lò xo. Đây là những nguyên liệu đảm bảo độ bền dẻo cao, lưỡi dao sắc bén mà khi sử dụng không bị sứt mẻ, biến dạng nên rất phù hợp với công việc lao động sản xuất.

Đo sắt và cắt để rèn dao cho phù hợp với kích cỡ được khách đặt hàng. Ảnh: Hoàng Tâm
Đo sắt và cắt để rèn dao cho phù hợp với kích cỡ được khách đặt hàng.
Ảnh: Hoàng Tâm 

Bước thứ 2 là bước cắt sắt, thép: Tùy vào kích cỡ của sản phẩm mà cắt nguyên liệu cho phù hợp.Để cắt được nguyên liệu, người sẽ lấy một con dao (thường là dao phát) to, lưỡi dầy đã qua sử dung, hoặc rèn riêng để cắt sắt, sau đó nung thanh sắt định cắt cho thật đỏ rồi lấy ra cắt, vừa cắt người thợ vừa nhúng lưỡi dao cắt đó vào chậu nước để cái lưỡng đủ độ cứng thì mới cắt được thanh sắt đó thành một miếng nhỏ theo hình dáng ban đầu con dao định rèn.

Sắt, thép được nung đỏ trước khi quai búa để rèn dao. Ảnh: Hoàng Tâm
Sắt, thép được nung đỏ trước khi quai búa để rèn dao. Ảnh: Hoàng Tâm 
Bước 3 là bước rèn dao: Sau khi cắt, sắt thép được nung đỏ kỹ trước khi quai búa để rèn. Nung càng đỏ thì chất sắt càng mềm dễ đánh mà không tốn nhiều công sức, nhưng không được nung quá lâu vì như vậy chất sắt sẽ bị nung chảy. Đây là công đoạn đòi hỏi sức khỏe dẻo dai, khả năng quan sát và kinh nghiệm cách rèn. Theo cách rèn thông thường khi nào rèn được phần lưỡi ưng ý người ta mới trau chuốt đến phần chuôi.

Quai búa để rèn sản phẩm. Ảnh: Nam Sương
Quai búa để rèn sản phẩm. Ảnh: Nam Sương 

Bước 4 là bước tôi dao:  Kỹ thuật tôi là khâu quan trọng nhất của nghề rèn truyền thống. Sau khi tạo xong dáng của sản phẩm thì tiến hành tôi con dao. Người Mông có nhiều cách tôi dao khác nhau, có loại sắt thì tôi bằng nước có bỏ một lượng muối vừa phải; có loại thì tôi bằng thân cây chuối và cũng có thể là bằng dầu nhớt.

Tôi dao để chuẩn bị cho ra sản phẩm ưng ý. Ảnh:Nam Sương
Tôi dao để chuẩn bị cho ra sản phẩm ưng ý. Ảnh:Nam Sương 
Bước thứ 5 là bước mài dao: Đây là công đoạn khá quan trọng, để mài được một lưỡi dao sắc thì đòi hỏi phải biết cách mài. Trước tiên, người ta không mài vào lưỡi ngay mà phải mài từ ngoài bằng đá thô vào trong lưỡi, khi nhìn thấy lưỡi mỏng người ta mới bắt mài phần lưỡi bằng đá mịn. Trong lúc mài phải chú ý đổ nước liên tục tránh mài đá khô hay ít nước, vì mài như vậy lưỡi dao sẽ nóng lên ,ảnh hưởng đến độ sắc của lưỡi.

Tra cán dao để chuẩn bị hoàn thiện sản phẩm. Ảnh: Nam Sương
Tra cán dao để chuẩn bị  hoàn thiện sản phẩm. Ảnh: Nam Sương


Mài dao là công đoạn quan trọng liên quan đến công dụng của dao. Ảnh:Nam Sương
Mài dao là công đoạn quan trọng liên quan đến công dụng của dao. Ảnh:Nam Sương 
Bước thứ 6 là bước làm vỏ dao: Để thuận tiện cho việc mang đi lại trong lúc lên nương xuống ruộng, người Mông thường làm cái vỏ dao bao bọc bên ngoài, vừa để tiện vận chuyển, vừa để bảo vệ lưỡi dao tránh va đập vào các vật cứng khác và tránh lưỡi dao gây sát thương tới người.

Đồng bào Mông khéo léo đẽo bao đựng dao. Ảnh: Nam Sương
Đồng bào Mông khéo léo đẽo bao đựng dao. Ảnh: Nam Sương

Bước thứ 7 là cách dùng và bảo quản: Khi sử dụng dao, muốn lưỡi dao sắc bén lâu dài, không bị vỡ, gỉ…thì cần có cách sử dụng hợp lý và bảo quản tốt. Không được hơ dao trên lò lửa, hoặc phơi nắng gắt, để tránh cho dao bị mềm. Sau khi dùng, dao rất dễ bị gỉ. Để khắc phục nhược điểm này, có thể bôi lên một ít dầu ăn, ngâm vào trong nước vo gạo, hoặc lấy gừng xoa vào.

Du khách thích thú được tận tay xem sản phẩm vừa được hoàn thiện của đồng bào Mông. Ảnh: Hoàng Tâm
Du khách thích thú được tận tay xem sản phẩm vừa được hoàn thiện của đồng bào Mông. Ảnh: Hoàng Tâm 

Lưỡi dao trong quá trình sử dụng thường gặp những tổn thương như bị mẻ, bị mòn gỉ, biến dạng...nên phải dùng đúng loại dao cho nhu cầu. Những con dao nhỏ, sắc có thể làm công việc tinh tế, những thế mềm, trong khi những công việc nặng nhọc nên sử dụng dao lớn, sống dầy.
Hoàng Tâm 

Có thể bạn quan tâm