“Gieo chữ” nơi biên giới Thèn Chu Phìn

Thuộc địa phận xã biên giới Thèn Chu Phìn, nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) 14 km, đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn nhưng các thầy, cô giáo cùng các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Tiểu học và Trung học cơ sở Thèn Chu Phìn vẫn kiên trì trên hành trình đến với con chữ.

“Gieo chu” noi bien gioi Then Chu Phin hinh anh 1Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Tiểu học và Trung học cơ sở Thèn Chu Phìn thuộc địa phận xã biên giới Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Ảnh: Hoàng Hà

Theo thầy Chu Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường, trước đây, để hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học và bỏ học giữa chừng, các thầy, cô giáo đã phải đến tận thôn, bản, vào từng nhà dân để tuyên truyền, vận động. Hiểu được lợi ích của việc đến trường, bà con người Mông, người Nùng nơi đây đã đưa con em mình đến lớp. Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh từ 6 - 14 tuổi đến trường luôn đạt tỷ lệ cao (khoảng 97%). Không chỉ vận động con em đến lớp, đồng bào còn tự nguyện góp công, góp của để sửa chữa trường, lớp. Với sự chung tay của đồng bào, một ngôi nhà sàn bán trú đa năng, trị giá hơn 600 triệu đồng làm nơi ăn ở, sinh hoạt cho các em học sinh đã được xây dựng.

“Gieo chu” noi bien gioi Then Chu Phin hinh anh 2Hiểu được lợi ích của việc đến trường, bà con người Mông, người Nùng đã đưa con em mình đến lớp. Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh từ 6 - 14 tuổi đến trường luôn đạt khoảng 97%. Ảnh: Hoàng Hà

 

“Gieo chu” noi bien gioi Then Chu Phin hinh anh 3Với tổng kinh phí trên 600 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa của địa phương, ngôi nhà sàn bán trú đa năng được hoàn thiện, đưa vào sử dụng từ năm 2018 đã giúp giải quyết chỗ ăn, ở cho học sinh là con em đồng bào dân tộc. Ảnh: Hoàng Hà

Chứng kiến những khó khăn, thiếu thốn ở nơi đây, chúng tôi khâm phục sự nỗ lực của các thầy, cô giáo Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Tiểu học và Trung học cơ sở Thèn Chu Phìn, những người ngày đêm miệt mài cống hiến để ươm những mầm xanh nơi biên giới.

Anh Đào – Hoàng Hà

Tin liên quan

"Gieo chữ" nơi vùng cao biên giới

Mường Tè - một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu là nơi điều kiện học tập, sinh hoạt còn rất nhiều thiếu thốn. Để có được “con chữ”, con em đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây phải khắc phục nhiều khó khăn, kiên trì bám trường, bám lớp. Phía sau những “con chữ” đó còn là sự hy sinh thầm lặng, sự cống hiến hết mình của các thầy, cô giáo vì học sinh thân yêu…


Chuyện người đi gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc (Bài cuối)

Duyên nợ đến với vùng Tây Bắc, nhiều thầy cô giáo tận mắt chứng kiến cảnh học sinh người dân tộc thiểu số thiếu thốn, vất vả. Thương cảm các em, họ đã ở lại và gắn bó với nghề để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi đây. Về địa bàn vùng cao, biên giới, nghe những câu chuyện kể của người đi gieo chữ, học chữ, mới thấy được sự hy sinh thầm lặng của lớp lớp thầy cô đã ươm mầm cho các thế hệ học sinh ấm tình yêu thương. TTXVN xin gửi tới độc giả bài cuối trong chùm bài: Chuyện người đi gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc.


Chuyện người đi gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc (Bài 3)

Duyên nợ đến với vùng Tây Bắc, nhiều thầy cô giáo tận mắt chứng kiến cảnh học sinh người dân tộc thiểu số thiếu thốn, vất vả. Thương cảm các em, họ đã ở lại và gắn bó với nghề để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi đây. Về địa bàn vùng cao, biên giới, nghe những câu chuyện kể của người đi gieo chữ, học chữ, mới thấy được sự hy sinh thầm lặng của lớp lớp thầy cô đã ươm mầm cho các thế hệ học sinh ấm tình yêu thương. Ghi nhận những đóng góp của các thầy cô giáo ấy, phóng viên TTXVN thực hiện 4 bài viết với chủ đề: Chuyện người đi gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc.


Chuyện người đi gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc (Bài 2)

Duyên nợ đến với vùng Tây Bắc, nhiều thầy cô giáo tận mắt chứng kiến cảnh học sinh người dân tộc thiểu số thiếu thốn, vất vả. Thương cảm các em, họ đã ở lại và gắn bó với nghề để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi đây. Về địa bàn vùng cao, biên giới, nghe những câu chuyện kể của người đi gieo chữ, học chữ, mới thấy được sự hy sinh thầm lặng của lớp lớp thầy cô đã ươm mầm cho các thế hệ học sinh ấm tình yêu thương. Ghi nhận những đóng góp của các thầy cô giáo ấy, phóng viên TTXVN thực hiện 4 bài viết với chủ đề: Chuyện người đi gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc.


Chuyện người đi gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc (Bài 1)

Duyên nợ đến với vùng Tây Bắc, nhiều thầy cô giáo tận mắt chứng kiến cảnh học sinh người dân tộc thiểu số thiếu thốn, vất vả. Thương cảm các em, họ đã ở lại và gắn bó với nghề để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi đây. Về địa bàn vùng cao, biên giới, nghe những câu chuyện kể của người đi gieo chữ, học chữ, mới thấy được sự hy sinh thầm lặng của lớp lớp thầy cô đã ươm mầm cho các thế hệ học sinh ấm tình yêu thương. Ghi nhận những đóng góp của các thầy cô giáo ấy, phóng viên TTXVN thực hiện 4 bài viết với chủ đề: Chuyện người đi gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc.



Đề xuất