Giảm thiểu, đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Lâm Đồng

Giảm thiểu, đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Lâm Đồng
Cán bộ Đoàn viên xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương tuyên truyền tới đoàn viên trong xã nhằm xóa bỏ các hủ tục trong hôn nhân, gia đình để nâng cao chất lượng cuộc sống
Cán bộ Đoàn viên xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương tuyên truyền tới đoàn viên trong xã nhằm xóa bỏ các hủ tục trong hôn nhân, gia đình để nâng cao chất lượng cuộc sống 
Lời "Ru buồn" trên rẻo cao Khi chúng tôi đến nhà bà Ma Vân, người dân tộc K’ho ở xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, từ căn nhà đơn sơ văng vẳng lời ru của một bà mẹ “trẻ con” non nớt đến nao lòng. Cô bé Ma Nghiệm, con gái bà Ma Vân, thay vì cắp sách đến trường như bạn bè cùng trang lứa, đã trở thành “mẹ" khi mới 14 tuổi.  Không quá khó để tìm được những bà mẹ "trẻ con" hay những cặp hôn nhân cận huyết thống khác ở Lâm Đồng. Tại một số bản, làng người Mạ, Chu Ru, Chil... của huyện Lạc Dương, những cặp con cô lấy con cậu, con chú lấy con dì đã không còn là chuyện quá lạ. Chị Đơng Gur Mira (21 tuổi) và chồng là Bonđơng Hađalet (22 tuổi), người Chil ở thôn Tu Pó, xã Đạ Chais là cặp vợ chồng cận huyết thống (mẹ Mira và bố của Hađalet là hai anh em ruột), cưới nhau năm 2016 và giờ đã có 1 bé trai 9 tháng tuổi. Họ lấy nhau đơn giản chỉ vì “thương nhau”.
Theo tục lệ của dân tộc và truyền thống của dòng họ, Đơng Gur Mira, người Chil ở thôn Tu Pó, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương kết hôn với anh họ và sinh ra một bé trai 9 tháng tuổi
Theo tục lệ của dân tộc và truyền thống của dòng họ, Đơng Gur Mira, người Chil ở thôn Tu Pó, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương kết hôn với anh họ và sinh ra một bé trai 9 tháng tuổi 
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở Lâm Đồng trước hết là do phong tục tập quán và dân trí thấp. Đồng bào ở đây quan niệm, chỉ những người cùng dòng máu, họ hàng thì mới yêu thương nhau, qua đó giữ được của cải, vật chất. Bên cạnh đó, việc sinh sống, cư trú tại các địa bàn hẻo lánh, xa xôi cũng khiến các chàng trai, cô gái khó có cơ hội tìm hiểu người ngoài, nên thường nảy sinh tình cảm với người trong dòng họ. Vấn đề này không chỉ gây suy giảm sức khỏe, suy thoái giống nòi..., mà còn tác động trực tiếp đến các vấn đề kinh tế - xã hội, tạo thành một vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo, làm giảm chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển bền vững của vùng.  
Chị Ma Thương, cán bộ y tế xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương đang tư vấn cho đôi vợ chồng Nai Thanh (17 tuổi) và Ya Lượng (19 tuổi) về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình
Chị Ma Thương, cán bộ y tế xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương đang tư vấn cho đôi vợ chồng Nai Thanh (17 tuổi) và Ya Lượng (19 tuổi) về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình 
Chung sức giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định, nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên việc triển khai thực hiện Luật này vẫn còn nhiều hạn chế. Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, năm 2015, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 2175/ QĐUB về Kế hoạch thực hiện Đề án giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hạn chế và ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.
Các phương tiện truyền thông hiện đại cùng với sự phát triển tâm sinh lý của thiếu niên đã làm các em dễ kết nối, dễ nảy sinh tình cảm với nhau
Các phương tiện truyền thông hiện đại cùng với sự phát triển tâm sinh lý của thiếu niên đã làm các em dễ kết nối, dễ nảy sinh tình cảm với nhau  
Ông Bon Yô Soan, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng cho biết, để xóa bỏ được hủ tục lạc hậu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là rất khó, cần có thời gian và sự chung sức của nhiều ban, ngành. Biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu tình trạng này là đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng cho đồng bào về tác hại của hủ tục đối với tương lai. Nội dung tuyên truyền phải được chuẩn bị kỹ, phù hợp với tập quán và trình độ nhận thức của đồng bào. Lực lượng tuyên truyền cần chú trọng sử dụng con em ở địa phương, thông thạo tiếng của đồng bào, lồng ghép nội dung tuyên truyền trong hoạt động của các đoàn thể, thông tin ngắn gọn, dễ hiểu. Với những khó khăn trên, việc ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Lâm Đồng vẫn chưa thu được nhiều kết quả. Đây cũng là lực cản lớn đối với công tác xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân tộc thiểu số của địa phương.
Hoàng Tâm - Nam Sương

Có thể bạn quan tâm