Giai Lai xây dựng mô hình truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc" đối với các sản phảm sản xuất trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, Sở Khoa học và Công nghệ là đầu mối nhằm xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản chủ lực và đặc sản của tỉnh gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Giai Lai xay dung mo hinh truy xuat nguon goc san pham hinh anh 1Sản phẩm cà phê sau quy trình sơ chế, rang xay bài bản, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ảnh: Hưng Thịnh/TTXVN

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025 nhằm đảm bảo công khai, minh bạch nguồn gốc sản phẩm, hướng đến phục vụ an toàn sức khỏe của người tiêu dùng, tỉnh Gia Lai hướng đến xây dựng trên 10 mô hình áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm như: rau, củ, quả, mật ong, dược liệu, lâm sản... và nhân rộng mô hình áp dụng hệ thống này đến tất cả các sản phẩm nông lâm sản chủ lực, các hàng hóa thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đặc trưng của địa phương.

Bên cạnh đó, đảm bảo 30% doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quốc tế. Từ đó, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với các  hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Để kế hoạch triển khai hiệu quả, UBND tỉnh Gia Lai giao cho Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên; nhóm sản phẩm bắt buộc để triển khai truy xuất nguồn gốc, ưu tiên thị trường xuất khẩu và vệ sinh, an toàn.

Cùng với đó, tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị chủ trì thực hiện công tác xây dựng, phát triển, cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản, thực phẩm vệ sinh, an toàn. Sở Công Thương, sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.

Dự kiến đến năm 2030, tỉnh Gia Lai sẽ hoàn thiện việc xây dựng, áp dụng, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong tỉnh vào hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm của tỉnh và kết nối với Công thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Hồng Điệp

Tin liên quan

Nâng tầm giá trị nông sản nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc

Gần đây, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng nông sản có vai trò quan trọng đối với người sản xuất và doanh nghiệp, hợp tác xã.... Nông sản gắn tem truy xuất sẽ giúp minh bạch nguồn gốc sản phẩm bằng sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện có một số mặt hàng nông sản đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc giúp nâng cao giá trị của sản phẩm.


Chú trọng liên kết, truy xuất nguồn gốc để thực hiện tốt an toàn thực phẩm

​Ngày 6/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016” tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật tại khu vực phía Nam. Cùng dự có ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.



Đề xuất