Giá trị giáo dục trong gia huấn ca nữ của người Khmer Nam Bộ

Gia huấn ca nữ Khmer khuyên dạy các cô gái phải chăm chỉ học hành, trang bị cho mình một nghề nghiệp ổn định để có thể đỡ đần hôn phu sau khi thành hôn. Trong ảnh: Tái hiện tục “Vào bóng mát” của người Khmer tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng Gia huấn ca nữ Khmer khuyên dạy các cô gái phải chăm chỉ học hành, trang bị cho mình một nghề nghiệp ổn định để có thể đỡ đần hôn phu sau khi thành hôn. Trong ảnh: Tái hiện tục “Vào bóng mát” của người Khmer tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng

Gia huấn ca nữ là di sản văn hóa độc đáo, có giá trị giáo dục sâu sắc, được dân gian đúc kết từ những lời dạy của nhà Phật dành cho người phụ nữ và trở thành chuẩn mực đạo đức trong đời sống cộng đồng của người Khmer Nam Bộ từ bao đời nay, thường được ghi chép nhiều trong sách lá buông, lưu giữ trong các ngôi chùa, là nguồn tư liệu giá trị để nghiên cứu về tộc người và văn hóa tộc người.

Thạc sĩ Danh Mến, giảng viên Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ, cho biết: Dưới hình thức văn vần, từng câu từ của gia huấn ca đưa ra những khuôn mẫu cho văn hóa ứng xử, thái độ, kỹ năng giao tiếp của người phụ nữ Khmer xưa và nay, gửi gắm thông điệp giáo dục, hướng các các thiếu nữ Khmer ở tuổi cặp kê trở thành những cô gái lý tưởng trước khi trở thành người vợ, người mẹ. Qua đó, khuyên dạy các cô gái Khmer phải biết ơn đấng sinh thành, giữ gìn gia phong và cẩn trọng trong việc chọn bạn đời; đồng thời, chăm chỉ học hành, trang bị cho mình một nghề nghiệp ổn định để có thể đỡ đần hôn phu sau khi thành hôn.

Gia tri giao duc trong gia huan ca nu cua nguoi Khmer Nam Bo hinh anh 1Gia huấn ca nữ Khmer khuyên dạy các cô gái phải chăm chỉ học hành, trang bị cho mình một nghề nghiệp ổn định để có thể đỡ đần hôn phu sau khi thành hôn. Trong ảnh: Tái hiện tục “Vào bóng mát” của người Khmer tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ. Ảnh: Yến Thanh

Về nội dung, gia huấn ca nữ chủ yếu chuyển tải những lời răn dạy của người xưa đến các cô gái Khmer, sao cho trở thành người phụ nữ tốt. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lý Phật giáo, tác giả của các gia huấn ca nữ lưu ý các chuẩn mực trong hành xử hàng ngày của người phụ nữ, từ cách ứng xử với chồng, song thân hai họ, họ hàng cô bác gần xa…, đến việc quán xuyến công việc trong nhà ngoài cửa, sao cho trở thành người con gái tốt, người vợ đảm đang, người mẹ hiền trong gia đình và xã hội.

Gia tri giao duc trong gia huan ca nu cua nguoi Khmer Nam Bo hinh anh 2
Gia tri giao duc trong gia huan ca nu cua nguoi Khmer Nam Bo hinh anh 3Gia huấn ca nữ thường thể hiện dưới hình thức văn vần, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với những lời răn dạy về đạo lý làm người, phương thức đối nhân xử thế, chăm sóc gia đình, cách ăn mặc phù hợp… dành cho các cô gái trước khi về nhà chồng. Trong ảnh: Các thiếu nữ Khmer rạng rỡ trong trang phục truyền thống trong dịp lễ, Tết của đồng bào Khmer. Ảnh: Yến Thanh - Phúc Thanh

Theo thời gian, Gia huấn ca nói chung và Gia huấn ca nữ của người Khmer Nam Bộ nói riêng đang dần bị mai một, hiện chỉ còn được giới thiệu và giảng dạy tại Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ ở tỉnh Sóc Trăng. Tại đây, gia huấn ca nữ được giảng dạy ở các lớp cấp III, mỗi tuần có hai tiết, cùng các phân môn khác như: Ngữ văn, ngữ pháp, tập làm văn, biên dịch...

Gia tri giao duc trong gia huan ca nu cua nguoi Khmer Nam Bo hinh anh 4Gia huấn ca nữ của người Khmer Nam Bộ đang dần bị mai một, hiện chỉ còn được giới thiệu, giảng dạy cho các tăng sinh tại Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ (Sóc Trăng). Ảnh: Phúc Thanh
Gia tri giao duc trong gia huan ca nu cua nguoi Khmer Nam Bo hinh anh 5Theo quan niệm của người xưa gửi gắm qua gia huấn ca, việc hình thành thói quen tốt, có ý thức, trách nhiệm từ nhỏ sẽ giúp tương lai của người phụ nữ Khmer tốt đẹp hơn. Trong ảnh: Cô và trò Trường Phổ thông DTNT THCS An Biên (Kiên Giang). Ảnh: Phúc Thanh
Gia tri giao duc trong gia huan ca nu cua nguoi Khmer Nam Bo hinh anh 6Nữ sinh Khmer đọc sách, báo trong thư viện Trường Phổ thông DTNT Kiên Giang. Ảnh: Yến Thanh

 Để bảo tồn và phát huy những giá trị giáo dục của Gia huấn ca nói chung và gia huấn ca nữ nói riêng trong kho tàng văn hóa dân gian phong phú của đồng bào Khmer Nam Bộ, cần có sự chung tay, hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm, nghiên cứu, chú giải, chuyển ngữ...

Muni Chanh Đa

Tin liên quan

Nét độc đáo lễ Sene Neak Ta của người Khmer ở Bình Phước

Vào khoảng giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 hằng năm, tức vào đầu mùa mưa, đồng bào dân tộc Khmer ở Bình Phước lại tổ chức lễ Sene Neak Ta. Đây là hoạt động nhằm thể hiện niềm tin, lòng biết ơn của người dân trong ấp đối với thần linh đã che chở, phù hộ bà con trong sản xuất , có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.


Giá trị giáo dục trong gia huấn ca nữ của người Khmer Nam Bộ

Gia huấn ca nữ là di sản văn hóa độc đáo, có giá trị giáo dục sâu sắc, được dân gian đúc kết từ những lời dạy của nhà Phật dành cho người phụ nữ và trở thành chuẩn mực đạo đức trong đời sống cộng đồng của người Khmer Nam Bộ từ bao đời nay, thường được ghi chép nhiều trong sách lá buông, lưu giữ trong các ngôi chùa, là nguồn tư liệu giá trị để nghiên cứu về tộc người và văn hóa tộc người.


Sắc màu Lễ Kathina của người Khmer Nam Bộ

Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 theo lịch Khmer, người Khmer Nam Bộ thường tổ chức lễ Kathina (dâng y) nhằm cầu sức khỏe, bình an và những điều tốt lành.


Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam Bộ

Sân khấu Dù kê có vai trò và giá trị to lớn, là di sản văn hóa độc đáo phục vụ nhu cầu giải trí, hưởng thụ văn hóa của người Khmer, là nơi để người Khmer gửi gắm tâm tư, tình cảm đến với cộng đồng các dân tộc anh em khác trên dải đất Nam Bộ.


Dân tộc Khmer

Người Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và tụ cư trên 3 vùng môi sinh lớn: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn ven biển, vùng đồi núi Tây nam giáp biên giới Campuchia. Người Khmer trước đây ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất.


Người Khmer ở Sóc Trăng đón lễ Kathina

Hàng năm, theo phong tục truyền thống, cư dân của phum sóc tại các chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng lại tổ chức lễ Kathina trong khoảng thời gian từ ngày 15/9 đến 15/10 theo lịch âm của người Khmer. Các chùa Khmer sẽ ấn định ngày tổ chức lễ Kathina rồi thông báo cho Phật tử trong phum, sóc biết để cùng hành lễ.


Đầm ấm Lễ Sen Đôn Ta của đồng bào Khmer Nam Bộ

Mới đây, hơn 1,3 triệu đồng bào Khmer Nam Bộ đã tổ chức lễ Sen Đôn Ta 2019 trong không khí đầm ấm, an vui ở các hộ gia đình, các ngôi chùa, giữa những phum sóc Khmer thanh bình. “Sen Đôn Ta” có nghĩa là “cúng ông bà”.


Đồng bào Khmer vui đón Tết Độc Lập

Người dân ở các phum sóc thuộc xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đang phấn khởi chuẩn bị đón Tết Độc lập 2/9. Bởi sau nhiều năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, với nguồn vốn của Nhà nước, tỉnh, các "mạnh thường quân" và đóng góp của nhân dân để làm đường, bắc cầu, xóa nhà tạm... xã vùng sâu Định Hòa, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer đang ngày một khởi sắc.


Tục xuất gia tu hành của thanh thiếu niên Khmer

Xuất gia vào chùa tu hành là một phần đời đáng nhớ thời trai trẻ của mỗi người đàn ông Khmer. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, đi tu không phải để trở thành Phật mà để thành người.


Nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer

Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Sóc Trăng nói riêng, là những người yêu thích nghệ thuật. Phần lớn họ biết hát, biết múa những bài bản dân ca, dân vũ Khmer cơ bản, đơn giản, dễ nhớ, như các điệu múa Lâm thol, Saravan, Lâm lêv,… đặc biệt, họ rất thích Sân khấu Dù kê.


Nghi thức rước đại lịch của người Khmer Nam Bộ

Chôl Chnăm Thmây là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer Nam Bộ, thường diễn ra trong ba ngày. Để đánh đấu thời khắc năm cũ bước sang năm mới, người Khmer tổ chức rước đại lịch Maha Songkran (Mô-ha Soong-ko-ran) vào ngày đầu tiên của lễ hội Vào năm mới.


Kiên Giang: Nghề đan lát truyền thống của dân tộc Khmer

Đồng bào dân tộc Khmer ở xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) có nghề đan lát thủ công truyền thống từ lâu đời với các sản phẩm như: chiếu, đệm, giỏ đựng đồ… từ nguyên liệu là cây cỏ bàng - loại cây được khai thác từ những cánh đồng ngập phèn chua, thu hút hàng ngàn lao động, sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài.


Đồng bào Khmer Bạc Liêu vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Hòa chung không khí hân hoan, phấn khởi nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, tối 12/4, tại huyện Hòa Bình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, thu hút nhân dân trong và ngoài tỉnh tham dự.


Độc đáo Lễ trai tăng của đồng bào Khmer

Trai tăng là một trong những nghi lễ độc đáo và ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người Khmer (Sóc Trăng), thể hiện sự tri ân, nỗi lòng thương kính của người còn sống đối với người đã khuất.


Lễ cưới truyền thống của người Khmer

Từ xưa đến nay, theo quan niệm của người Khmer lễ cưới là nghi thức gắn liền với gia tộc, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư, ngày cưới còn được gọi là ngày gối đôi, nay thường gọi là ngày “Apea Pipea” - ngày mà mọi thứ từ lễ vật đến người chúc phúc đều theo cặp theo đôi.



Đề xuất