Già làng Alăng Bảy tích cực bảo tồn văn hóa Cơ Tu

“Già làng văn hóa Cơ-tu” là biệt danh của già làng, cựu chiến binh Alăng Bảy (88 tuổi) ở thôn văn hóa BhHôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang (Quảng Nam). Già cũng là Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Sông Kôn.

 

Gia lang Alang Bay tich cuc bao ton van hoa Co Tu hinh anh 1
Trong những dịp lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ-tu, già làng Alăng Bảy (bên trái) đều tham gia rất tích cực. Ảnh: Tiên Sa

Không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình - trồng rừng kết hợp với chăn nuôi bò, già làng Alăng Bảy còn thường xuyên tuyên truyền, vận động đồng bào xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, phát động phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”... Thành thạo 7 loại nhạc cụ truyền thống, già làng Alăng Bảy đã trực tiếp giảng dạy các điệu hát lý, các khúc dân ca, cách sử dụng nhạc cụ cho nhiều thanh niên trong làng. Theo già làng Bhnuoch Bảo ở thôn BhHôồng 1, nhiều đêm bên bếp lửa nhà Gươl, dân làng được nghe tiếng khèn, tiếng sáo Areeng hay tiếng đàn Arưl của già làng Alăng Bảy.

Gia lang Alang Bay tich cuc bao ton van hoa Co Tu hinh anh 2
Mỗi lần trong làng có lễ hội, già làng Alăng Bảy lại hăng say giúp trai gái làng luyện múa hát, đánh trống, đánh chiêng. Ảnh: Tiên Sa
 
Gia lang Alang Bay tich cuc bao ton van hoa Co Tu hinh anh 3Già làng Alăng Bảy biểu diễn một điệu khèn truyền thống của dân tộc Cơ-tu. Ảnh: Tiên Sa
Với những đóng góp vào việc bảo tồn, phát triển văn hóa Cơ-tu, người dân xã Sông Kôn đã gọi già làng Alăng Bảy là “Già làng văn hóa Cơ-tu”.
 
Tiên Sa

Tin liên quan

A Blong - "Già làng" trong lòng cộng đồng dân tộc Rơ Măm

Rơ Măm là một cộng đồng dân tộc ít người, sinh sống tập trung tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Với người dân nơi đây, ông A Blong (65 tuổi) được xem như một "già làng trong lòng dân" vì đã giúp cho cộng đồng dân tộc Rơ Măm nhận thức rõ hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Ông A Blong cũng góp công lớn trong việc xóa bỏ những hủ tục, tệ nạn trong cộng đồng và góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc, nâng cao phong trào thi đua, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.


Già làng gương mẫu của bản Trung Lương

Đời sống đồng bào dân tộc ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã và đang được cải thiện rõ rệt nhờ vai trò quan trọng của nhiều già làng, trưởng bản, trong đó có già làng Trương Viết Văn, người dân tộc Thổ ở bản Trung Lương, xã Tân Xuân.


Già làng Trương Viết Văn tiên phong vận động đồng bào Thổ xây dựng nông thôn mới

Từ một bản nghèo khó với đa phần dân số là đồng bào Thổ sinh sống, bản Trung Lương, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) hiện nay đã đổi thay rõ rệt, trở thành bản đi đầu về phong trào xây dựng nông thôn mới của xã. Kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của già làng Trương Viết Văn.


Già làng A Nguyh – Gương sáng thôn Kép Ram

Với người Bahnar ở thôn Kép Ram, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum (Kon Tum), già làng A Nguyh luôn là tấm gương sáng để mọi người trong làng học tập và làm theo.


Già làng Nay Bim hiến đất xây dựng trường học vùng khó

Già làng Nay Bim là tấm gương sáng đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động bà con hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc hiến đất xây dựng các công trình công cộng, mở đường giao thông trong xã.


Già làng Alăng Bảy tích cực bảo tồn văn hóa Cơ Tu

“Già làng văn hóa Cơ-tu” là biệt danh của già làng, cựu chiến binh Alăng Bảy (88 tuổi) ở thôn văn hóa BhHôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang (Quảng Nam). Già cũng là Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Sông Kôn.


Già làng A Lăng Nhứch - Đôi chân không mỏi nơi phên dậu quốc gia

Với 64 tuổi đời, 32 tuổi đảng, cũng là bấy nhiêu năm già làng A Lăng Nhứch, dân tộc Giẻ Triêng, ở xã Chơ Chun, huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam gắn bó với từng ngọn núi, con sông, từng cành cây, viên đá, từng cột mốc, đường biên đánh dấu chủ quyền biên giới quốc gia.


Già làng Rơ Chăm Glúch - “bóng Kơ nia” của dân làng Jrăng Blo

20 năm là “bóng Kơ nia” của bà con, già làng Rơ Chăm Glúch (sinh năm 1948, xã Ia Khai, huyện Ia Grai, Gia Lai), ngoài phát triển kinh tế gia đình trở thành một trong những hộ khá giả nhất làng, người cựu chiến binh này còn giúp đỡ nhiều hộ dân làng Jăng Blo vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để nhờ trồng cây điều áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Chính vì thế, vị già làng này đã chiếm được trọn vẹn tình cảm thương yêu của bà con dân làng và là một "địa chỉ" tin cậy của chính quyền trong việc kết nối, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.


Nữ già làng tiêu biểu Ksor H’Lâm ở xã vùng biên Ia Mơr

Nữ già làng Ksor H’Lâm, sống tại vùng biên làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai) là nữ già làng hiếm hoi ở mảnh đất Tây Nguyên nắng gió, một nữ già làng giàu lòng nhân ái, bằng kiến thức và uy tín của bản thân đã được bà con tín nhiệm, vượt qua bao tập tục để làm thủ lĩnh của làng.


Già làng Pờ Á Sinh - “cột mốc sống” nơi biên cương Tổ quốc

Hơn 60 năm từ khi những bước chân người Hà Nhì đến đây lập bản, mảnh đất nơi biên cương cực Tây Tổ quốc Mường Nhé (Điện Biên) đang từng ngày khởi sắc, đổi thay. Sự no ấm, trù phú, bình yên đã và đang hiện hữu trên từng nếp nhà, những con đường dẫn về bản làng. Để có được kết quả đó, ngoài nỗ lực chung của cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang đóng chân trên địa bàn còn có đóng góp không nhỏ của các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng như ông Pờ Á Sinh (bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé).


Già làng Hmirk sống tốt đời đẹp đạo

Già làng Hmirk, sinh năm 1948) là tấm gương sống tốt đời đẹp đạo, là niềm tin yêu và tự hào của dân làng Brel, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai. Ông là một trong những cá nhân tiêu biểu được nêu tên trong “Lễ tuyên dương người có uy tín, nhân sỹ trí thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ nhất, năm 2017”.


Già làng người Mông uy tín, mẫu mực Sùng Sái Tồng

Đến bản Mô Cổng, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nhiều người sẽ cảm nhận được cuộc sống no ấm và bình yên đang hiện hữu nơi đây. Có được điều đó phải nói đến sự đóng góp của ông Sùng Sái Tồng, 68 tuổi, dân tộc Mông - một đảng viên, già làng mẫu mực, có uy tín, được bà con trong bản kính nể, nghe theo.


Già làng Hồ Sỹ Thi đi đầu trong mặt trận chống đói nghèo

Sau ngày đất nước thống nhất, trở về đời thường, già làng Hồ Sỹ Thi, đồng bào dân tộc Cơ Tu, 71 tuổi, trú ở thôn Ta Rung, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế lại tiếp tục đi đầu trong mặt trận chống đói nghèo, lạc hậu, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.



Đề xuất