Gia Lai tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng vùng trọng điểm

Tỉnh Gia Lai đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt về công tác quản lý, bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật, đặc biệt đẩy mạnh công tác vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 191 về các giải pháp khôi phục bền vững rừng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Gia Lai tang cuong cong tac quan ly bao ve rung vung trong diem hinh anh 1Lực lượng kiểm lâm thường xuyên phối hợp với các tổ liên ngành cấp xã để nắm vững địa bàn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Theo đó, tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp. Tỉnh Gia Lai cũng đã thành lập các cụm liên kết bảo vệ rừng, các tổ liên ngành tại các địa phương có rừng nhằm bảo vệ, quản lý và phát triển thêm diện tích rừng trên địa bàn.

Ông Trương Thanh Hà, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Kbang cho hay, huyện Kbang có hơn 126.000 ha rừng, trong đó hơn 121.000 ha là rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng, đây là một trong những địa bàn trọng điểm, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh Gia Lai. Tính từ năm 2017-2020, Kbang đã có hơn 5.500 hộ dân canh tác nương rẫy gần rừng, liền kề rừng ký cam kết bảo vệ rừng. Đây là một trong những kênh báo tích cực cho lực lượng chức năng khi phát hiện các vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn. Ngoài ra, tổ liên ngành của UBND xã, lực lượng kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng cũng thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật để lấy đất sản xuất.

Gia Lai tang cuong cong tac quan ly bao ve rung vung trong diem hinh anh 2Lực lượng kiểm lâm, tổ liên ngành cấp huyện, cấp xã thường xuyên về làng tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Theo đó, từ năm 2017-30/4/2021, huyện Kbang đã phát hiện 36 vụ phá rừng trái pháp luật để lấn chiếm đất làm nương rẫy với diện tích thiệt hại trên 150.000 m2, trong đó, từng sản xuất hơn 145.000 m2, rừng phòng hộ hơn 10.000 m2. Diện tích rừng bị mất này đã được UBND huyện Kbang chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tiến hành trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên. Cũng trong quãng thời gian này, lực lượng chức năng huyện Kbang cũng đã kiểm tra, xử lý 570 vụ việc (514 vụ xử lý hành chính, 46 vụ xử lý hình sự); thiệt hại hơn 1.500 m3 gỗ với tổng diện tích rừng bị phá gần 150.000 m2; tịch thu 100 xe ô tô, 3 xe độ chế, 1 máy múc, 2 máy cày, gần 200 xe máy, 58 cưa xăng và hàng chục công cụ khác.

Gia Lai tang cuong cong tac quan ly bao ve rung vung trong diem hinh anh 3Kiểm lâm huyện Kbang (Gia Lai) hướng dẫn dân phát dọn thực bì, làm đường ranh cản lửa trên diện tích rừng trồng được giao khoán cho hộ gia đình, cộng đồng người dân tộc thiểu số quản lý, chăm sóc. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Ông Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang, cho biết, cùng với việc tăng cường các công tác quản lý, bảo vệ rừng từ nhiều biện pháp đồng bộ, thì việc xử lý kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức buông lỏng quản lý cũng được huyện Kbang chú trọng. Theo đó, từ năm 2017-30/4/2021, huyện Kbang đã kiểm điểm trách nhiệm, đề nghị xử lý kỷ luật 7 người đứng đầu cơ quan, đơn vị; 24 cán bộ công chức viên chức liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn nhằm cảnh báo, răn đe các đơn vị, cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với những biện pháp đồng bộ, quyết liệt, qua các năm tình trạng vi phạm lâm luật trên địa bàn đã giảm về số vụ, tính chất và mức độ. Trong 6 tháng đầu năm 2021, số vụ vi phạm giảm 14 vụ, bằng 27% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, huyện Kbang còn tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện giao khoán gần 40.000 ha rừng cho hàng nghìn hộ dân tại các thôn, làng và cộng đồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn nhằm tận dụng nguồn lực quản lý, bảo vệ rừng ngay trong chính từng hộ gia đình sinh sống trên địa bàn.

Gia Lai tang cuong cong tac quan ly bao ve rung vung trong diem hinh anh 4Ban chỉ đạo Quản lý bảo vệ rừng, các tổ liên ngành cấp xã thường xuyên bàn bạc các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Già làng Đinh Văn Thôi, làng Đăk Kmung, xã Đăk Smar, huyện Kbang cho biết, ông và người dân trong làng nhận giao khoán quản lý, bảo vệ khu vực rừng ngay tại nơi anh sinh sống, kinh phí mang lại cũng tạo cuộc sống ổn định cho nhiều gia đình. Đến mùa khô, ông tập trung người dân đi phát dọn thực bì, đốt trước có điều khiển, làm đường ranh cản lửa để tránh cháy rừng. Hằng ngày, ông phân chia công việc tuần tra rừng cho mỗi nhóm, nếu phát hiện người lạ mang cưa, rựa đi vào rừng là báo ngay cho kiểm lâm hoặc chính quyền địa phương.

Theo đó, tỉnh Gia Lai luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phát động toàn dân tham gia bảo vệ rừng, gắn với việc cơ chế mua tin báo tố giác lâm tặc; xử lý kịp thời các trường hợp phát, lấn rừng làm nương rẫy; tổ chức giáo dục, kiểm điểm trước dân làng đối với các đối tượng vi phạm lâm luật lấn chiếm, phá rừng trái phép hoặc tiếp tay cho lâm tặc. Đồng thời, tỉnh thường xuyên xây dựng và triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương với đơn vị chủ rừng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Gia Lai tang cuong cong tac quan ly bao ve rung vung trong diem hinh anh 5Ban chỉ đạo Quản lý bảo vệ rừng tại cơ sở thường xuyên tuần tra, kiểm soát những khu vực trọng yếu. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Với nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, hy vọng Gia Lai sẽ hạn chế được những vụ việc vi phạm lâm luật, giữ lại những cánh rừng tự nhiên hiện có, tiếp tục trồng, phủ xanh diện tích rừng đã bị mất trong những năm qua.

Hồng Điệp

Tin liên quan

Thành lập Ban Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà

Ngày 15/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thành lập Ban Quản lý dự án “Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà tỉnh Lâm Đồng”. Dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt vào tháng 4/2021.


Dự án 380 tỷ đồng cho sản xuất chăn nuôi kết hợp trồng rừng ở Gia Lai

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp nhận nhà đầu tư đối với dự án Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai với tổng vốn đầu tư 380 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn kết hợp trồng rừng, chăm sóc rừng, tạo vùng đệm an toàn cho dự án.


Khởi nghiệp từ mô hình "Vườn rừng bản Thổ"

Với mong muốn thay đổi cuộc sống và tạo thêm sinh kế mới cho đồng bào dân tộc Thổ tại địa phương, chị Nguyễn Lê Ngọc Linh (sinh năm 1990, trú thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện thành công mô hình "Vườn rừng bản Thổ" để vươn lên thoát nghèo. Mô hình này hiện cho thu nhập 600 triệu đồng/năm và góp phần chống biến đổi khí hậu, lũ quét sạt lở đất tại khu vực miền núi.


Gia Lai: Để mất hàng trăm hecta rừng, nguyên Trưởng ban Quản lý rừng bị truy tố

Ngày 4/6, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đã có quyết định truy tố 2 bị can nguyên là Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch gồm: Nguyễn Thị Hương (62 tuổi, trú tại phường Tây Sơn, thành phố Pleiku) và Phan Quốc Huy (34 tuổi, trú tại phường Yên Thế, thành phố Pleiku) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009; truy tố bị can Trần Quang Trung (37 tuổi, trú tại thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) - nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Mơr về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cả 3 bị can trên đều được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.



Đề xuất