Gia Lai nỗ lực hoàn thành mục tiêu trồng rừng

Giai đoạn 2021 -2025, tỉnh Gia Lai đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, mục tiêu phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu được đặc biệt quan tâm. Cụ thể trong giai đoạn này, Gia Lai đặt mục tiêu trồng mới 40.000 ha rừng, bình quân mỗi năm trồng 8.000 ha. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu này, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh đang gấp rút tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng.

Gia Lai no luc hoan thanh muc tieu trong rung hinh anh 1Gia Lai tăng cường quản lý, bảo vệ rừng vùng trọng điểm. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Năm 2021 này, tỉnh Gia Lai đặt ra mục tiêu trồng mới 8.000 ha rừng, bao gồm 1.000 ha cây phân tán và 7.000 ha rừng tập trung. Do đó, ngay từ cuối mùa khô, các đơn vị chủ rừng và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị các phương án để thực hiện. Trong điều kiện quỹ đất trồng rừng không còn nhiều, các đơn vị đã rà soát, thống kê diện tích thực tế, cùng với đó vận động người dân kê khai những diện tích đất rừng đã lấn chiếm và chuyển đổi những diện tích đất đồi kém hiệu quả sang trồng rừng.

Ông Phan Thanh Hải, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê cho biết, Ban Quản lý đã xây dựng kế hoạch và phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại các diện tích đất rừng bị lấn chiếm trên địa bàn và tuyên tuyền, vận động người dân kê khai. Hiện việc đo đạc đã hoàn thành và xác định được toàn bộ diện tích trồng rừng cần thiết; cây giống đã chuẩn bị sẵn sàng, khi thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành cấp cây giống cho dân trồng.

Từ đầu mùa mưa đến nay, tỉnh Gia Lai chỉ trồng được 2.400 ha rừng; trong khi đó, thời vụ trồng rừng năm 2021 của tỉnh chỉ còn lại khoảng 2 tháng đối với khu vực phía Tây và 3 tháng đối với khu vực phía Đông. Trước tình hình này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp triển khai quyết liệt các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai Lưu Trung Nghĩa, cho biết: "Để tiến độ trồng rừng diễn ra đúng thời gian, chúng tôi đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho các địa phương và người dân để triển khai trồng rừng theo dự án của tỉnh. Cùng với đó, kiểm tra, rà soát lại các doanh nghiệp trước đây đã giao đất mà chưa triển khai thì xem xét thu hồi để giao cho các doanh nghiệp khác có năng lực".

Song song với việc nỗ lực hoàn thành mục tiêu trồng rừng, tỉnh Gia Lai cũng đang chủ động kêu gọi các doanh nghiệp quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng trồng. Qua đó, định hướng đưa lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng bền vững, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.

Nguyễn Hoài Nam

Tin liên quan

Gia Lai hướng tới phát triển và xây dựng vùng dược liệu

Theo khảo sát, cây dược liệu cơ bản phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, do đó UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án được thực hiện tại 17 huyện, thị xã, thành phố; trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển tại các vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu như: huyện Kbang, Đắk Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Krông Pa, Ia Pa với nguồn vốn 5.200 tỷ đồng.


Gia Lai: Rừng giàu Kbang liên tục “chảy máu”

Kbang là địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Gia Lai với hơn 120.000 ha. Đặc biệt, với sự góp mặt của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang được xem là vùng trọng điểm về trữ lượng cũng như chủng loại gỗ rừng quý hiếm. Điều này khiến rừng Kbang lâu nay trở thành mục tiêu của các đối tượng “lâm tặc”.


Gia Lai đầu tư 100 tỷ đồng cho chương trình khuyến nông 2021-2025

UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt chương trình khuyến nông giai đoạn 2021-2025 với kinh phí đầu tư 100 tỷ đồng góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho người nông dân, tạo động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.


Gia Lai tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng vùng trọng điểm

Tỉnh Gia Lai đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt về công tác quản lý, bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật, đặc biệt đẩy mạnh công tác vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 191 về các giải pháp khôi phục bền vững rừng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.


Gia Lai dành 5.200 tỷ đồng cho Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu

UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án được thực hiện tại 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn; trong đó đặc biệt, ưu tiên phát triển tại các vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu như huyện Kbang, Đăk Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Krông Pa, Ia Pa với nguồn vốn 5.200 tỷ đồng.


Dự án 380 tỷ đồng cho sản xuất chăn nuôi kết hợp trồng rừng ở Gia Lai

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp nhận nhà đầu tư đối với dự án Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai với tổng vốn đầu tư 380 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn kết hợp trồng rừng, chăm sóc rừng, tạo vùng đệm an toàn cho dự án.


Gia Lai: Để mất hàng trăm hecta rừng, nguyên Trưởng ban Quản lý rừng bị truy tố

Ngày 4/6, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đã có quyết định truy tố 2 bị can nguyên là Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch gồm: Nguyễn Thị Hương (62 tuổi, trú tại phường Tây Sơn, thành phố Pleiku) và Phan Quốc Huy (34 tuổi, trú tại phường Yên Thế, thành phố Pleiku) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009; truy tố bị can Trần Quang Trung (37 tuổi, trú tại thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) - nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Mơr về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cả 3 bị can trên đều được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.



Đề xuất