Gia Lai nỗ lực duy trì phổ cập tiếng dân tộc thiểu số

Việc truyền dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường tiểu học sẽ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, nâng cao dân trí con em đồng bào dân tộc . Ảnh: Đức Thụy
Việc truyền dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường tiểu học sẽ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, nâng cao dân trí con em đồng bào dân tộc . Ảnh: Đức Thụy

Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị ngôn ngữ, bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, hơn 10 năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Gia Lai đã nỗ lực duy trì phổ cập tiếng Jrai, Bahnar trong các trường tiểu học.

Gia Lai nỗ lực duy trì phổ cập tiếng dân tộc thiểu số ảnh 1Việc truyền dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường tiểu học sẽ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, nâng cao dân trí con em đồng bào dân tộc . Ảnh: Đức Thụy

Năm học 2010 - 2011, Sở GD&ĐT đã đưa bộ môn tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) vào dạy ở cấp tiểu học với thời lượng 2 buổi/tuần/lớp, đồng thời ưu tiên kinh phí phục vụ việc dạy và học. Chương trình dạy học được sắp xếp phù hợp, cơ bản đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh. Theo thầy Nguyễn Trọng Cường, Hiệu trưởng Trường tiểu học Ia Phí, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, trước đây trường tổ chức cho học sinh vừa học tiếng phổ thông vừa học tiếng mẹ đẻ. Từ năm học 2014 - 2015 đến nay, trường triển khai chương trình dạy tiếng Jrai như một bộ môn. Thực tế cho thấy, các em đều thích học tiếng của dân tộc mình.

Gia Lai nỗ lực duy trì phổ cập tiếng dân tộc thiểu số ảnh 2Hơn 10 năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã nỗ lực duy trì phổ cập tiếng Jrai, Bahnar trong các trường tiểu học. Ảnh: Đức Thụy
Gia Lai nỗ lực duy trì phổ cập tiếng dân tộc thiểu số ảnh 3Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, tiếng dân tộc thiểu số sẽ là môn học tự chọn từ lớp 1 đến lớp 12. Ảnh: Đức Thụy

Dù đạt kết quả đáng khích lệ nhưng những năm gần đây, số trường, lớp và học sinh học tiếng DTTS ở Gia Lai giảm mạnh; một số trường phải dừng giảng dạy do thiếu giáo viên đạt chuẩn; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu… Để duy trì, bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của các DTTS, rất cần sự quan tâm hơn nữa của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng.

Tưởng Chí – Đức Thụy

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm