Gia Lai nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động phụ nữ dân tộc thiểu số và tôn giáo

Gia Lai nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động phụ nữ dân tộc thiểu số và tôn giáo
Tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 03/3/2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN
Tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 03/3/2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

5 năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã đầu tư nguồn lực hướng về cơ sở nhằm nâng cao năng lực nhận thức về mọi mặt cho phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ theo các tôn giáo. Nổi bật là công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ dân tộc, tôn giáo thường xuyên được đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, thông qua chiến lược truyền thông thông tin đại chúng như: Thành lập nhóm Zalo để trao đổi thông tin, phát hành hơn 5.000 quyển tài liệu sinh hoạt chuyên đề, phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh xây dựng 120 chuyên mục phụ nữ và cuộc sống, đăng tải gần 500 tin về hoạt động của Hội trên trang thông tin điện tử…, qua đó tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình để cùng nhau phát triển.

Việc nắm bắt tư tưởng, đời sống, nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ dân tộc, tôn giáo được đặc biệt quan tâm thông qua công tác tăng cường cán bộ chuyên trách về cơ sở “phụ trách làng, phụ trách hộ phụ nữ” để tuyên truyền, vận động cá biệt, tham dự sinh hoạt chi Hội, tổ Hội, nắm bắt thông tin từ hội viên cốt cán, nòng cốt nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ dân tộc thiểu số và tôn giáo. Nhiều mô hình gắn kết phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên phụ nữ, trong đó có các mô hình đặc thù cho phụ nữ dân tộc thiểu số và tôn giáo được hình thành, trở thành điểm tựa để phụ nữ nghèo thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. Điển hình như mô hình: “Kết nghĩa giữa Chi hội Phụ nữ người dân tộc thiểu số và Chi hội Phụ nữ người kinh”, “Kết nghĩa giữa hộ gia đình người kinh với hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số”, hay mô hình “3 trong 1” – mô hình 3 hộ khá giúp 1 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo bền vững…

Tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN
Tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc.
Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Công tác vận động, hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, tăng cường bình đẳng giới ngày càng được quan tâm thiết thực và đi vào chiều sâu. Các cấp Hội đã phối hợp với hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh giải ngân vốn vay giải quyết việc làm, vốn hộ nghèo, vốn học sinh sinh viên… với tổng dư nợ gần 1,6 nghìn tỷ đồng cho gần 52 nghìn hộ vay, trong đó gần 40 nghìn hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Hội vận động gần 550 nghìn hội viên phụ nữ tham gia các loại hình tiết kiệm với số tiền hơn 95 tỷ đồng, giúp hơn 22 nghìn hội viên được vay vốn không tính lãi hoặc lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình.

Hội triển khai có hiệu quả “Quỹ đồng hành cùng phụ nữ nghèo”, qua đó vận động mọi nguồn lực hỗ trợ xây mới 30 căn nhà trị giá hơn 1,4 tỷ đồng và sửa chữa 19 căn nhà trị giá hơn 120 triệu đồng cho hội viên nghèo. Ngoài ra, đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp 2017-2025” đã thu hút 142 ý tưởng tham gia. Riêng năm 2018, Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ 9 tỷ đồng cho các đề án khởi nghiệp của phụ nữ.
Nguyễn Hoài Nam

Có thể bạn quan tâm