Gia Lai khai mạc Ngày hội Văn hoá các dân tộc thiểu số năm 2022

Tối 19/4, “Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai, lần thứ nhất - năm 2022” chính thức khai mạc tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku. Tham dự sự kiện này có hơn 700 nghệ nhân đến từ 16 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai.

Gia Lai khai mac Ngay hoi Van hoa cac dan toc thieu so nam 2022 hinh anh 1Các nghệ nhân tái hiện nét không gian văn hóa độc đáo của dân tộc mình.Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai Trần Ngọc Nhung khẳng định, Ngày hội không chỉ thể hiện tinh thần, trách nhiệm và tình yêu lớn lao đối với tinh hoa di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của các nghệ nhân và những người đang góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Đây còn là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai, đặc biệt là đội ngũ nghệ nhân dân gian tiếp tục kế thừa, trao truyền di sản văn hóa quý báu của cha ông để lại, để các giá trị văn hóa ấy tiếp tục được gìn giữ, phát huy gắn với khai thác phát triển du lịch, dịch vụ, kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai khai mac Ngay hoi Van hoa cac dan toc thieu so nam 2022 hinh anh 2Các nghệ nhân tái hiện nét không gian văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

Ngày hội lần này có ý nghĩa quan trọng đối với bà con các dân tộc thiểu số trong tỉnh sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, qua đó giúp tạo không khí vui tươi, đoàn kết, động viên đồng bào các dân tộc hăng hái thi đua lao động sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Gia Lai khai mac Ngay hoi Van hoa cac dan toc thieu so nam 2022 hinh anh 3Các nghệ nhân tái hiện nét không gian văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

Trong 2 ngày (từ 19-20/4) diễn ra Ngày hội, các hoạt động như: diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ, hát dân ca, tạc tượng, đan lát, dệt vải… sẽ được các nghệ nhân đến từ 16 đoàn biểu diễn ở mỗi khu riêng biệt tại Quảng trường Đại Đoàn Kết để tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Gia Lai tổ chức theo hình thức giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, với mong muốn sẽ tạo tiền đề để hình thành nhiều cách làm mới, phong phú, đa dạng hơn trong những năm tiếp theo.

Gia Lai khai mac Ngay hoi Van hoa cac dan toc thieu so nam 2022 hinh anh 4Các nghệ nhân tái hiện nét không gian văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

Ngày hội Văn hoá các dân tộc thiểu số năm 2022 là một trong các sự kiện nằm trong khuôn khổ của Tuần lễ các sự kiện chào mừng 90 năm Ngày thành lập tỉnh Gia Lai (24/5/1932 - 24/5/2022) và hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Nguyễn Hoài Nam

Tin liên quan

Ngày hội văn hoá dân tộc Mông lần thứ III sẽ diễn ra tại tỉnh Lai Châu

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ III dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày tháng 9/2021 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Đây là một sự kiện lớn, hướng đến kỷ niệm 76 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021); thể hiện sự tôn vinh văn hóa dân tộc Mông - một dân tộc giàu truyền thống văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc anh em.


Đồng bào S’tiêng tham gia Ngày hội văn hoá Tây Nguyên ở Hà Nội

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 1/11 cho biết: Trong tháng 11/2017, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động với chủ đề “Đại đoàn kết - Tinh hoa văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Các hoạt động trong tháng góp phần tích cực giới thiệu nét văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc: Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer, S’tiêng… đến với đông đảo công chúng trong nước, du khách quốc tế.


Sẽ tổ chức Ngày hội Văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần đầu tiên tại Tuyên Quang

Theo thông tin chính thức từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Ngày hội Văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần đầu tiên với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao trong thời kỳ đổi mới - hội nhập và phát triển bền vững đất nước” sẽ diễn ra từ ngày 29-30/9 tại tỉnh Tuyên Quang. Ngày hội có sự tham dự của đồng bào dân tộc Dao đến từ 12 tỉnh, thành phố có đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống: Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh và Thanh Hóa.


Họp báo giới thiệu Ngày hội văn hoá dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II và Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam" năm 2016

Sáng 8/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức họp báo giới thiệu Ngày hội văn hoá dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang năm 2016 và Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam" năm 2016. Tham dự buổi họp báo có đại diện các Ban, Ngành Bộ VHTTDL, lãnh đạo tỉnh Hà Giang cùng đông đảo các phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí.



Đề xuất