Gia Lai gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Jrai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai đã được gìn giữ và phát huy có hiệu quả. 
Gia Lai gin giu nghe det tho cam truyen thong hinh anh 1
Hầu hết chị em phụ nữ dân tộc Jrai, Bahnar ở các làng đều biết dệt thổ cẩm 

Nếu như trước đây đồng bào chỉ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như: vỏ cây, rễ cây rừng… thì hiện nay họ đã biết dùng chỉ, len nhiều màu sắc để làm ra các sản phẩm thổ cẩm mới phục vụ khách du lịch như: túi xách, khăn, ví, mũ… Không ít hộ làm nghề dệt thổ cẩm có thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.

Gia Lai gin giu nghe det tho cam truyen thong hinh anh 2
Phụ nữ Jrai, Bahnar sử dụng các sản phẩm dệt thổ cẩm trong sinh hoạt hàng ngày 

Gia Lai gin giu nghe det tho cam truyen thong hinh anh 3
Không chỉ phục vụ nhu cầu gia đình, sản phẩm dệt thổ cẩm còn giúp chị em phụ nữ Jrai, Bahnar kiếm thêm thu nhập 

Gia Lai gin giu nghe det tho cam truyen thong hinh anh 4
Các thiếu nữ Jrai, Bahnar trở nên duyên dáng hơn trong trang phục thổ cẩm truyền thống 

Với mong muốn gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm, tỉnh Gia Lai đã mở các lớp truyền dạy, tạo điều kiện thuận lợi để những nghệ nhân giỏi truyền nghề cho thế hệ sau, đồng thời xây dựng các làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tổ chức liên hoan cồng chiêng gắn với dệt thổ cẩm…
Văn Thông

Tin liên quan

Chàng giáo viên Bahnar với ý tưởng phát triển thời trang thổ cẩm

Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, thầy giáo Tưih (sinh năm 1988, người Bahnar, ở làng Dur, xã Glar, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) còn rất tâm huyết với việc phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhiều năm trở lại đây, anh Tưih đã lên ý tưởng thiết kế các mẫu váy cưới, váy dạ hội bằng thổ cẩm rất bắt mắt, được đông đảo giới trẻ Bahnar lựa chọn.


Người phụ nữ Mường gìn giữ nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống ở Ngọc Lặc

Dệt vải thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của phụ nữ các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mường nói riêng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp may mặc, nghề dệt vải thổ cẩm đang dần mai một, nhiều phụ nữ dân tộc Mường xứ Thanh không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc.


Bà Thuận Thị Trụ đưa thổ cẩm truyền thống vươn ra thế giới

Sinh ra và lớn lên ở làng Chăm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) – nơi có nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ rất lâu đời, từ nhỏ bà Thuận Thị Trụ (sinh năm 1948) đã học hỏi được nghề dệt thổ cẩm từ người mẹ truyền dạy. Qua năm tháng, bà Trụ đã hiểu rõ từng đường tơ, kẻ chỉ và tự ngồi vào khung cửi dệt nên những sản phẩm thổ cẩm với nét hoa văn độc đáo, mang đậm hơi thở, nét truyền thống của đồng bào Chăm.


Giải "bài toán" bảo tồn văn hóa dệt thổ cẩm ở Gia Lai

Bao đời nay, cùng với các lễ hội truyền thống, dệt thổ cẩm là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, các dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai nói riêng bởi nó mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất, con người nơi đây. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày nay đang khiến văn hóa dệt thổ cẩm đứng trước nguy cơ mai một. Các địa phương trong tỉnh dù đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn nét văn hóa này, song đây vẫn là “bài toán” khó có lời giải.


Người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Êđê

Trăn trở khi thấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống có nguy cơ bị mai một, bà H’Yam Bkrông (sinh năm 1965), buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đã khởi xướng thành lập Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông. Đến nay, sau 17 năm thành lập và phát triển, hợp tác xã có đầu ra ổn định, giữ gìn được nghề truyền thống của dân tộc Êđê, giúp nâng cao đời sống hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ.



Đề xuất