Gia Lai: Đan áo mới cho cồng, chiêng

Vào dịp cuối năm, người dân tộc Jrai vùng biên giới xã Ia O (Ia Grai, Gia Lai) lại tất bật chuẩn bị những tiệc cúng mừng, đặc biệt là may áo cho cồng, chiêng.

Cồng, chiêng được coi là một trong những tài sản quý của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên cả về giá trị vật chất lẫn tinh thần. Việc thiết kế đan áo cho các bộ cồng, chiêng giúp bảo quản cho những bộ cồng chiêng và góp phần trong công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.

Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 1 Lau cồng, chiêng trước khi mặc áo mới. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 2Nghệ nhân làng Mít Jep, xã Ia O (Ia Grai, Gia Lai) chẻ tre đan áo cho cồng, chiêng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 3Lực lượng biên phòng Đồn Ia O, huyện Ia Grai (Gia Lai) chung tay cùng người dân bảo tồn văn hóa bản địa. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 4Trẻ em cũng rất háo hức với công việc này. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 5Từng đường đan đầu tiên của bộ áo cho cồng, chiêng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 6Những bộ áo mới cho cồng, chiêng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 7Hướng dẫn thế hệ trẻ đan áo cho cồng, chiêng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 8Truyền lại tình  yêu cồng chiêng cho thế hệ trẻ qua những chi tiết nhỏ nhất. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 9Cồng, chiêng được thay áo mới. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 10Để có những bộ quần áo mới cho cồng chiêng, các nghệ nhân  làng Mít Jep, xã Ia O (Ia Grai, Gia Lai) phải làm việc rất tỉ mỉ, cẩn thận . Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 11Chau truốt từng đường đan. Ảnh: Hồng Điệp -TTXVN 
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 12Một sản phẩm đang dần được hoàn thiện. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 13 Cồng, chiêng được coi là một trong những tài sản quý của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN 
Gia Lai: Dan ao moi cho cong, chieng hinh anh 14 Múa cồng, chiêng Tây Nguyên. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Hồng Điệp

Tin liên quan

Nơi giữ "hồn" cồng chiêng dân tộc S’tiêng

Trong thời gian vừa qua, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Phước đã có nhiều giải pháp để âm vang cồng chiêng vang vọng mãi các thế hệ sau. Nhờ vậy, nét văn hóa độc đáo này tưởng như đã mai một dần, hiện đang được các nghệ nhân, già làng ở một số thôn, ấp âm thầm “giữ lửa”.


Kon Tum bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng

Hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có giá trị văn hóa cồng chiêng Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung gặp nhiều khó khăn. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đã có nhiều chương trình, hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa, điển hình là đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020”.


Cồng chiêng Tây Nguyên - điểm nhấn về văn hóa, du lịch giữa đại ngàn

Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây.


Đội chiêng nhí ở Ea Yiêng

Yêu thích âm nhạc truyền thống, say mê nhạc cụ của dân tộc, các em học sinh của Trường Tiểu học Đinh Núp, xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã tham gia đội chiêng tre, biểu diễn phục vụ các lễ hội của buôn làng.



Đề xuất