Gia Lai chuyển đổi gần 600 ha đất lúa hạn

Vườn dứa mật của gia đình anh Triệu Văn Hòa, người dân tộc Tày, Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) cho thu hoạch cao hơn nhiều so với cùng một diện tích trồng sẵn cũ. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Vườn dứa mật của gia đình anh Triệu Văn Hòa, người dân tộc Tày, Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) cho thu hoạch cao hơn nhiều so với cùng một diện tích trồng sẵn cũ. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Kết thúc vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn tỉnh Gia Lai đã gieo trồng hơn 77.000 ha, tăng 2,1% so với kế hoạch. Do nắng hạn, tỉnh Gia Lai đã chuyển đổi gần 600 ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Gia Lai chuyển đổi gần 600 ha đất lúa hạn ảnh 1Vườn dứa mật của gia đình anh Triệu Văn Hòa, người dân tộc Tày, Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) cho thu hoạch cao hơn nhiều so với cùng một diện tích trồng sẵn cũ. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai cũng đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, chỉ xuất hiện một số loại sâu bệnh thông thường và diện tích nhỏ, không phát sinh thành dịch. Tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2022, bệnh vàng lá chết chậm trên cây tiêu với diện tích hơn 500 ha; bệnh khảm lá virus hại sắn diện tích nhiễm nhẹ gần 100 ha.

Đối với các diện tích sản xuất cây trồng còn lại được ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hiện toàn tỉnh có khoảng gần 250.000 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance, FLO; trong đó có gần 50.000 ha có chứng nhận; hơn 32.000 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; khoảng 231.000 ha cây trồng thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 51 mã số vùng trồng, 21 mã số cơ sở đóng gói.

Cũng trong 3 tháng đầu năm 2022, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tại tỉnh Gia Lai cũng phát triển mạnh theo hướng trang trại, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, quy trình nuôi dưỡng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 178 dự án chăn nuôi đang được các nhà đầu tư quan tâm với tổng diện tích khoảng hơn 5.000 ha, tổng vốn đầu tư gần 23.000 tỷ đồng; trong đó có 14 dự án đã đi vào hoạt động với gần 50.000 con bò và 80.000 con lợn.

Ngành lâm nghiệp tỉnh Gia Lai cũng đã triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2022, đến nay đã thẩm định kế hoạch giao rừng cho 8 huyện với diện tích gần 7.000 ha; triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng (trong quý I không xảy ra cháy rừng). Trong quý I/2022, các ngành chức năng tỉnh Gia Lai đã kiểm tra phát hiện 65 vụ vi phạm lâm luật; xử phạt vi phạm hành chính 31 vụ; xử lý hình sự 4 vụ; thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng. Đặc biệt, tỉnh Gia Lai tiếp tục triển khai các nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát triển rừng; bảo tồn, phát triển hệ sinh thái, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế sau khi Cao Nguyên Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hồng Điệp

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm