Gia huấn ca nữ của người Khmer Nam Bộ

Gia huấn ca nữ là loại hình văn hóa độc đáo có giá trị giáo dục sâu sắc, được đúc kết từ những lời dạy của Phật dành cho phụ nữ và trở thành chuẩn mực đạo đức trong đời sống tinh thần của người Khmer Nam Bộ.

Gia huan ca nu cua nguoi Khmer Nam Bo hinh anh 1Gia huấn ca nữ thường là những câu nói, điều lệ về đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế, cách ăn mặc, cách chăm sóc gia đình…Ảnh: Yến Thanh

Gia huấn ca nữ đã được ghi lại trong sách lá buông và lưu giữ, bảo quản tại nhiều ngôi chùa Khmer. Thạc sĩ Danh Mến, giảng viên Trường bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ cho biết: chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lý Phật giáo, dưới hình thức văn vần, từng câu từ của gia huấn ca đưa ra những khuôn mẫu cho văn hóa ứng xử, thái độ, kỹ năng giao tiếp của phụ nữ Khmer xưa và nay.

Gia huan ca nu cua nguoi Khmer Nam Bo hinh anh 2Những giá trị đạo đức trong gia huấn ca nữ vẫn luôn sâu sắc và ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay. Ảnh: Yến Thanh
Gia huan ca nu cua nguoi Khmer Nam Bo hinh anh 3Gia huấn ca nữ của người Khmer Nam Bộ đang dần bị mai một, hiện chỉ còn được giới thiệu, giảng dạy cho các tăng sinh tại Trường bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ (Sóc Trăng). Ảnh: Phúc Thanh

Gia huấn ca nói chung và gia huấn ca nữ của người Khmer Nam Bộ nói riêng đang dần bị mai một, hiện chỉ còn được giới thiệu và giảng dạy tại Trường bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng. Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị giáo dục của gia huấn ca, rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm, nghiên cứu, chú giải, chuyển ngữ...

Muni Chanh Đa - Phúc Thanh - Yến Thanh

Tin liên quan

Sắc màu Lễ Kathina của người Khmer Nam Bộ

Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 theo lịch Khmer, người Khmer Nam Bộ thường tổ chức lễ Kathina (dâng y) nhằm cầu sức khỏe, bình an và những điều tốt lành.


Đồng bào Khmer phấn khởi đón mừng lễ Sene Dolta

Vượt qua những yếu tố bất lợi của thời tiết và ảnh hưởng của dịch COVID-19, nông dân Sóc Trăng vẫn có được vụ mùa sản xuất thắng lợi cả về năng suất lẫn giá bán. Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, niềm vui như được nhân lên thêm khi những ngày lễ truyền thống Sene Dolta đang đến gần. Phum sóc như được tiếp thêm động lực và sức sống mới trong những ngày lễ và vụ sản xuất tới.


Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam Bộ

Sân khấu Dù kê có vai trò và giá trị to lớn, là di sản văn hóa độc đáo phục vụ nhu cầu giải trí, hưởng thụ văn hóa của người Khmer, là nơi để người Khmer gửi gắm tâm tư, tình cảm đến với cộng đồng các dân tộc anh em khác trên dải đất Nam Bộ.


Nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer

Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Sóc Trăng nói riêng, là những người yêu thích nghệ thuật. Phần lớn họ biết hát, biết múa những bài bản dân ca, dân vũ Khmer cơ bản, đơn giản, dễ nhớ, như các điệu múa Lâm thol, Saravan, Lâm lêv,… đặc biệt, họ rất thích Sân khấu Dù kê.



Đề xuất