Gia đình Mexico phát hiện hóa thạch 10.000 năm tuổi

Một gia đình Mexico đã vô tình phát hiện hóa thạch xương hàm và đùi của một loài thú thuộc bộ Proboscidea (bộ Có vòi, bộ Voi hay bộ Mũi dài) có khả năng là voi ma mút, với niên đại khoảng 10.000 năm trong quá trình xây bể chứa nước ở sân sau nhà.

Gia dinh Mexico phat hien hoa thach 10.000 nam tuoi hinh anh 1Hóa thạch có khả năng là của voi ma mút được tìm thấy ở thành phố Ixtlahuaca (Mexico). Ảnh: INAH 

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, số hóa thạch trên được tìm thấy ở thành phố Ixtlahuaca thuộc bang Estado de México, cách thủ đô Mexico City khoảng 100 km. Người dân địa phương sau đó đã thông báo cho Viện Lịch sử và Nhân chủng học Quốc gia (INAH).

Theo nhà khảo cổ học Ana Laura Navarro Martínez của INAH, hiện vẫn chưa thể xác định được những hóa thạch này có phải là của cùng 1 cá thể hay không. Nhà nghiên cứu cho biết đến nay, các hóa thạch chỉ cho thấy sinh vật vừa đề cập thuộc bộ Proboscidea và phải đợi các chuyên gia về động vật khổng lồ (megafauna) tiến hành phân tích thì mới có thể kết luận hóa thạch này có phải của voi ma mút Colombia hay không. Ở những khu vực lân cận như San Mateo Atenco y Metepec đều đã từng phát hiện hóa thạch răng của voi ma mút.

Chi Voi ma mút hay Voi lông dài (danh pháp khoa học: Mammuthus) tồn tại ở thế Thượng tân, vào khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước và cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích chính xác nguyên nhân voi ma mút tuyệt chủng. Đã có nhiều hóa thạch voi ma mút được tìm thấy ở Mexico. Thậm chí, việc phát hiện các mẫu vật trong quá trình xây dựng Sân bay quốc tế Felipe Ángeles (AIFA) đã tạo cảm hứng xây dựng bảo tàng voi ma mút trong sân bay mới này.

Hồng Hạnh

Tin liên quan

Phát hiện hóa thạch các loài cá heo tiền sử tại Thụy Sĩ

Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện về các loài cá heo chưa từng được biết đến, tồn tại trong đại dương cách đây 20 triệu năm tại các vùng nước mà hiện nay thuộc lãnh thổ Thụy Sĩ - vốn hiện là quốc gia nằm sâu trong nội địa, không giáp biển. Thế nhưng cách đây rất lâu, Thụy Sĩ từng là một hòn đảo, với phần đất trũng là đại dương với nhiều loài cá, trong đó có cá mập và cá heo sinh sống, trong khi lớp đáy biển phủ đầy các loại trai và nhím biển.


Tham vọng hồi sinh voi ma mút lông xoăn đã tuyệt chủng

Những tưởng việc đưa những sinh vật đã tuyệt chủng sống lại là câu chuyện khoa học viễn tưởng trong phim ảnh, song với sự những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực di truyền học, ý tưởng táo bạo này đang dần trở nên khả thi.


Giải mã ADN lâu đời nhất thế giới từ voi ma mút cách đây hơn 1 triệu năm

Các nhà khoa học mới đây đã khôi phục và giải mã được ADN từ răng của những con voi ma mút sống tại Đông Bắc Siberia cách đây gần 1,2 triệu năm trước, theo đó đây là ADN lâu đời nhất thế giới được giải mã. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature ngày 17/2 mở ra cánh cửa cho giới khoa học tìm hiểu sâu hơn về các loài tuyệt chủng.


Phát hiện nghĩa địa voi ma mút khổng lồ

Các nhà khảo cổ đã phát hiện một nghĩa địa voi ma mút khổng lồ tại một địa điểm nằm trong sân bay đang xây dựng của thủ đô Mexico City (Mexico) và đã khai quật một khối lượng lớn bộ xương của loài động vật đã tuyệt chủng này.



Đề xuất