Ghi nhận từ phong trào thi đua Dân vận khéo ở Lâm Bình

Phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) thời gian qua đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, cùng chung tay xây dựng cuộc sống giàu đẹp, văn minh. Ảnh: An Thành Đạt
Phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) thời gian qua đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, cùng chung tay xây dựng cuộc sống giàu đẹp, văn minh. Ảnh: An Thành Đạt

Những năm vừa qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được các cấp ủy đảng, chính quyền và mặt trận, đoàn thể huyện miền núi Lâm Bình (Tuyên Quang) quan tâm triển khai rộng khắp. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” đã lan tỏa sâu rộng, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc.

Ghi nhận từ phong trào thi đua Dân vận khéo ở Lâm Bình ảnh 1Để khai thác tiềm năng, lợi thế của lòng hồ thủy điện, đồng bào dân tộc ở xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã phát triển nghề nuôi cá lồng, tạo thêm việc làm, giúp ổn định đời sống bà con vùng lòng hồ. Ảnh: An Thành Đạt

Đến với Thượng Lâm, một xã nông thôn mới của huyện Lâm Bình, có thể nhận thấy đời sống của nhiều hộ đồng bào dân tộc Tày nơi đây đang đổi thay rõ rệt. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi, đồng bào mạnh dạn phát triển du lịch cộng đồng homestay, nuôi cá lồng trên mặt hồ thủy điện… Tại xã Lăng Can, nhiều hộ đồng bào triển khai dự án trồng rau bò khai, thu nhập từng bước ổn định và thoát nghèo.

Ghi nhận từ phong trào thi đua Dân vận khéo ở Lâm Bình ảnh 2Mô hình homestay của đồng bào dân tộc Tày được chính quyền cùng người dân đầu tư xây dựng, góp phần thu hút khách du lịch đến với Lâm Bình (Tuyên Quang). Ảnh: An Thành Đạt
Ghi nhận từ phong trào thi đua Dân vận khéo ở Lâm Bình ảnh 3

Phong trào nuôi trâu vỗ béo giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông ở xã Bình An, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) có thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu. Ảnh: An Thành Đạt

Để có được những thành quả trên, huyện Lâm Bình đã đẩy mạnh công tác dân vận qua các mô hình điển hình “Dân vận khéo”. Với phương châm “gần dân, sát dân”, các cán bộ dân vận đã xuống tận thôn, bản để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời hướng dẫn đồng bào cách làm kinh tế hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Hiểu và nhận thức được vai trò của mình, đồng bào đã tự nguyện hiến đất, ngày công, tiền của để làm đường giao thông liên thôn, liên xã; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; phát triển du lịch gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…

Ghi nhận từ phong trào thi đua Dân vận khéo ở Lâm Bình ảnh 4Từ năm 2011 đến nay, các tập thể, cá nhân trên địa bàn huyện đã đăng ký 1.234 mô hình “Dân vận khéo”. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” ở Lâm Bình đã lan tỏa, nhân rộng ra nhiều địa phương. Ảnh: An Thành Đạt

Từ năm 2011 đến nay, các tập thể, cá nhân trên địa bàn huyện đã đăng ký 1.234 mô hình “Dân vận khéo”. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” ở Lâm Bình đã lan tỏa, nhân rộng ra nhiều địa phương. Hiện huyện đã hình thành được những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa như: vùng trồng rau bò khai tại các xã Thượng Lâm, Lăng Can; vùng trồng lạc tại các xã Thổ Bình, Bình An; vùng nuôi cá lồng tại xã Khuôn Hà, Thượng Lâm…

Ghi nhận từ phong trào thi đua Dân vận khéo ở Lâm Bình ảnh 5Phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) thời gian qua đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, cùng chung tay xây dựng cuộc sống giàu đẹp, văn minh. Ảnh: An Thành Đạt
Ghi nhận từ phong trào thi đua Dân vận khéo ở Lâm Bình ảnh 6Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Ảnh: An Thành Đạt

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở Lâm Bình đã thực sự phát huy hiệu quả, tạo được sức mạnh đại đoàn kết, hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc.

Hoàng Tâm – An Thành Đạt

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm